Về mặt ngoại hình, chúng ta có thể trông giống mẹ nhiều hơn, nhưng thực ra về mặt gen di truyền, chúng ta thừa hưởng nhiều hơn từ bên nội.
 
 
images1137857_7.pngCon cái nhận một lượng DNA như nhau từ bố mẹ, nhưng thực ra di truyền từ bố nhiều hơn. Ảnh: Nfsct
 
Các chuyên gia Đại học Dược North Carolina School phát hiện ra rằng mặc dù chúng ta thừa hưởng một lượng đột biến di truyền như nhau từ bố và mẹ, chúng ta thực sự “sử dụng” nhiều DNA từ bố hơn.
 
Một nghiên cứu được thực hiện trên ba giống chuột cùng dòng có bộ gen khác nhau, từ bà lục địa, do chuột thường dùng trong phòng thí nghiệm không có độ đa dạng về gen cao. Những con chuột này được cho giao phối với nhau để tạo ra 9 loại chuột con khác nhau (mỗi giống chuột trong ba giống ban đầu đều được lấy cả chuột đực lẫn cái). Khi chuột con tới tuổi trưởng thành, các chuyên gia tiến hành nghiên cứu biểu hiện của gen ở 4 vùng mô khác nhau, gồm cả não. Kết quả cho thấy có một sự chênh lệch về số lượng biểu hiện gen di truyền từ bố và từ mẹ ở chuột con, làm cho não của chúng giống não của chuột bố hơn.
 
“Phát hiện này sẽ mở ra một hướng nghiên cứu di truyền mới ở người”, trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Fernando Pardo-Manuel de Villena, cho biết. Ông giải thích thêm rằng trước đây chúng ta biết có 95 gen có hiệu ứng parent - of - origin (được di truyền các biến dị từ bố hoặc mẹ). Chúng được gọi là các “gen đóng dấu”, và chúng có thể đóng vai trò trong các bệnh di truyền, tùy thuộc vào việc đột biến di truyền tới từ bố hay mẹ. “Giờ thì chúng ta đã tìm ra thêm hàng ngàn gen khác có hiệu ứng tương tự.”
 
Đột biến gen trong di truyền ở động vật có vú được tìm thấy ở rất nhiều các căn bệnh nan y thường gặp: tiểu đường loại 2, tim mạch, tâm thần phân liệt, béo phì và ung thư. Nghiên cứu các bệnh này với chú ý về việc di truyền tới từ bố nhiều hơn mẹ có thể giúp rút ra các kết luận chính xác hơn về nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, nhóm chuyên gia cho biết.
 
Theo.VnExpress