(Baonghean) - Trong tuần qua, bài viết “Tôi đã khiến nước Pháp thiệt hại 3 triệu Euro như thế nào?" của tác giả Hải Triều, đăng ở trang 4-5 báo Nghệ An cuối tuần ngày 23/3 nhận được số phiếu bình chọn cao nhất. Một độc giả, khi đọc bài viết đã thốt lên rằng “Tôi muốn tìm lại những con đường màu xanh”. 
 
1.Con đường màu xanh. Trong bài viết này, tác giả Hải Triều đã khá tinh nghịch khi dùng câu mở đầu "Mấy ngày nay du học sinh Việt Nam ở Paris cứ gọi là "chó ngáp phải ruồi", vì các phương tiện giao thông công cộng hoàn toàn miễn phí... Nhưng vận may này ở đâu ra vậy?". Đó là cách nói hài hước để dẫn cho một vấn đề hết sức thời sự: Môi trường. Môi trường thì luôn là vấn đề đau đầu cho các nhà quản lý, dưới nhiều khía cạnh. Trong đó, môi trường và giao thông tại các khu đô thị lại càng quan trọng, vì liên đới đến nhiều người. Bởi cư dân đô thị bao giờ cũng có mật độ đậm đặc cũng như các phương tiện gây ô nhiễm giao thông cũng đậm đặc chả kém. 
images953342_images933895_104.jpgẢnh minh họa
 
Theo thông tin mới đây, để nhằm hạn chế sự ô nhiễm không khí và tắc nghẽn giao thông tại Pháp, từ ngày 17/3, các phương tiện giao thông có động cơ tại nước này chỉ được phép hoạt động luân phiên theo biển số chẵn lẻ, ngoài ra phương tiện giao thông công cộng được miễn phí tại thủ đô Paris và nhiều khu vực khác trên nước Pháp. Theo hiệp hội Airparifs, phụ trách kiểm soát chất lượng không khí tại vùng thủ đô Paris, nếu biện pháp này được áp dụng thì mức độ ô nhiễm không khí trong những ngày tới sẽ không đạt "mức báo động", chỉ khoảng 80 microgram phân tử siêu nhỏ/mét khối. Mà việc sử dụng miễn phí các phương tiện giao thông công cộng ở Paris tiêu tốn hết 3 triệu euro mỗi ngày. 
 
Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới thì tác động lâu dài của khí thải xe cơ giới sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm như: vô sinh, ung thư phổi, tim, thận... Việc tìm ra biện pháp nhằm giảm thiểu lượng khí thải độc hại do các phương tiện cơ giới gây ra là một điều cần thiết.
 
Người của xứ Kinh đô ánh sáng biết vậy, nên đã chấp nhận mất 3 triệu euro mỗi ngày để khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện giao thông công cộng. Tức là, việc đề ra câu chuyện đi xe ngày chẵn lẻ cũng chỉ là một động thái "từ tốn" nhằm thể hiện thái độ coi trọng môi trường của Chính phủ họ. Trong đó, chuyển sang "thảnh thơi" cùng xe đạp hay ngẫm nghĩ với tờ báo trên tàu điện ngầm là một giải pháp rất khả thi. 
 
Tác giả đã rất nghiêm túc khi viết những dòng cuối trong bài: "3 triệu euro hay là 30 năm hít thở không khí trong sạch, cho lá phổi của bạn và con em bạn?". “Đọc xong bài này, tôi lại ước mong, sẽ có những con đường màu xanh, chỉ ngập tràn màu xanh cho cuộc sống đầy ắp tiếng cười”. 
 
2.Sự đối lập. Bài viết của tác giả tuy ngắn gọn, từ một vấn đề cụ thể nhưng đã vẽ nên được sự đối lập trong vấn đề thực hiện chính sách của Nhà nước, nhận thức và chấp hành chính sách của người dân. Có thể mọi so sánh đều khập khiễng, không thể vấn đề thực tiễn của nơi khác áp dụng vào hiện tại nơi này. Tuy nhiên, tác giả đã gợi cho chúng ta cùng suy ngẫm để có những lựa chọn đúng. Bài viết tác giả đã đưa ra vấn đề không mới mà nước ta khi nêu ra có vẻ  khá kỳ quặc là luật xe mang biển số chẵn ra đường ngày chẵn, xe mang biển số lẻ ra đường ngày lẻ và đã không được chấp nhận, không phù hợp với thực tiễn hiện tại, và còn bao nhiêu vấn đề nữa mà những người xây dựng luật đưa ra đều không phù hợp…
 
Trong khi đó, chính sách này ở nước Pháp lại được coi là “tối ưu” vì trước khi ban ban hành luật cũng như những quy định mang tính ràng buộc, họ đã đặt lợi ích của người dân lên trên hết. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của những người ban hành luật, đánh giá mức độ khả thi trước khi đưa vào thực hiện để nhận được sự ủng hộ của mọi người: “Người làm luật bao giờ cũng có trách nhiệm giám sát và bảo đảm tính khả thi cho những gì mình đưa ra, trong đó bao gồm cả hỗ trợ người thi hành luật” chứ không phải theo kiểu “đem con bỏ chợ” như ở nước mình. Luật đưa ra không có tính khả thi nên trở thành “luật lệ kỳ cục”, “dở hơi”, “bất khả thi”... làm trò hề cho dư luận “ném đá”.
 
Người xây dựng