Theo thống kê của Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện, hiện tại trên 40 ha lúa xuân tại một số địa phương đã bị chuột cắn đứt gốc, với tỷ lệ trung bình rải rác dảnh bị hại, nơi cao: 10 - 15% dảnh, cá biệt: 20 - 25% dảnh, trong đó Đôn Phục là địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất.
BàHoàng Thị Thu, bản Xiềng, xã Đôn Phục cho biết: “Vụ xuân năm 2018, gia đình gieo cấy2sào lúa, hiện nay lúađang thì đẻ nhánh,nhưng từ hơn 1 tuần nay, diện tích lúa của gia đìnhbị chuột cắn phá rải rác, mỗi nơi một ô khoảng 1 m2.Mấy ngày nay gia đìnhđã dùng phương pháp thủ công để diệt chuột, tuy nhiên vẫn không hiệu quả nên tiếp tụcmua thuốc diệt chuột sinh họcđểnhử chuộttheo đúng quy trình hướng dẫn”.
Theo bà Nguyễn Thị Ngân - TrạmTrưởng TrạmTrồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Con Cuông: Để ngăn chặn kịp thời khả năng bùng phát và gây hại của chuộtđốivới lúa xuân,Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật huyện Con Cuông khuyến cáobà con nông dân cần vệ sinh đồng ruộng, tàn dư cây trồng, phát quang bờ bụi rậm để hạn chế nơi cư trú của chuột.
Bà con có thể sử dụng các biện pháp thủ công nhưđào bắt hoặc dùngcác loại bẫy kẹp, bẫy bán nguyệt, bẫy hom, bẫy dínhhoặc sử dụng bả diệt chuột sinh học lượng sử dụng 2 - 5kg/ha, tùy theo mức độ gây hại của chuột. Đối với các diện tích bị nhiễm nặng, bà con có thể sử dụng thuốc hóa học Fokeba 20% làm bả diệt chuột theo hướng dẫn.
Công tác diệt chuột phải thường xuyên và mang tính cộng đồng. Khi sử dụng bả diệt chuột phải được quản lý chặt chẽ, xác chuột chết phải thu gom tiêu hủy đúng quy định.
Vụ xuân năm nay, toàn huyện Con Cuông gieo cấy 2.271,2 ha lúa xuân. Hiện diện tíchlúa đang thời kỳ đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ. Ngoài tập trung đối phó với dịch ốc bươu vàng, chuột gây hại, bà con nông dân cần thường xuyên thăm ruộng, tập trung chăm sóc, cào cỏ, sục bùn, bón thúc cân đối tỷ lệ NPK,giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo năng suất, sản lượng theo kế hoạch./.