"Mỗi lần thiến lợn em có thể thiến được trên 700 con lợn giống trong vòng 2 giờ đồng hồ. Tính ra mỗi giờ em thiến được trên 350 con với trung bình gần 6 giây/con, nếu không phải bắt, tiêm em có thể thiến trên 400 con/giờ" - Thanh Tú cho hay.
Nói về công việc của mình, Thanh Tú cho biết, sinh ra trong gia đình nông nghiệp, chăn nuôi lại nhiều nên ngay từ nhỏ em đã được bố dạy nuôi lợn, đặc biệt là việc thiến lợn. “Không biết mình có tài thật không nhưng em thấy mình học hỏi và thạo việc rất nhanh, chỉ cần bố dạy sơ qua các kỹ thuật cơ bản mấy lần là em có thể tự làm được ngay. Thời gian đầu còn làm chậm, làm dần dần thành quen giờ đã thiến lợn chuyên nghiệp” – Thanh Tú chia sẻ.
Mới tiếp xúc với Thanh Tú được ít ngày xong qua cảm nhận đầu tiên, tôi thấy rằng em rất dễ gần, hay cười, hay chuyện. Tú bảo: “Nghề kỹ thuật chăn nuôi của em thô nhưng thật, ban đầu làm cũng có nhiều người hay trêu lắm, nhưng em chả ngại, mỗi người một việc, chỉ cần kiếm tiền chính đáng thì nghề nào cũng cao quý như nhau”.
Hiện, Thanh Tú đang là cán bộ kỹ thuật tại công ty chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi và nuôi lợn ở Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội với mức lương trên 8 con số. “Dù khá thành thạo trong công việc song em vẫn đang học thêm kỹ thuật thú y ở Hà Nội, em cố gắng phấn đấu học giỏi để làm nhiều tiền hơn vừa gửi về cho bố mẹ và lo cuộc sống sau này cho mình” – Thanh Tú chia sẻ.
Chia sẻ về kỹ thuật thiến lợn, Thanh Tú cho hay, việc thiến lợn rất quan trọng trong chăn nuôi lợn, nếu không thiến từ khi còn bé để lợn to lên sẽ không cho chất lượng thịt ngon và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, để thiến được lợn cũng đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật chuẩn chỉnh.
“Lợn nên thiến khi đạt 4 – 5 ngày tuổi. Khi thiến bà con phải có đầy đủ dụng cụ thiến gồm khay, dao thiến, panh, bông, cồn sát trùng. Về thao tác thiến. Bước 1 bà con nên sát trùng dao thiến, panh kẹp. Bước 2 bắt lợn dùng hai đầu gối kẹp làm sao không cho lợn con cử động. Bước 3, lấy dao rạch vào hai bên cà lợn con khoảng 0,5cm sau đó dùng tay bóp hai hạt cà ra ngoài, lấy panh kẹp vào cuống cà rồi dùng panh kẹp rút ra. Bước 4, sau khi rút hạt cà ra dùng bông thấm cồn sát trung bôi vào vết rạch và tiêm kháng sinh cho lợn con tránh bị viêm và nhiễm trùng vùng thiến” – Thanh Tú tiết lộ.
» Giáo dân Nghệ An vạch trần sự biến chất của linh mục Nguyễn Đình Thục
» Linh mục Nguyễn Đình Thục kích động giáo dân
Theo Hải Đăng/danviet