23430643_1832018.jpgNguyên Thủ tướng Phan Văn Khải. Ảnh: AP

Ông Phan Văn Khải đã sống một cuộc đời lâu dài, khó khăn và đẹp đẽ, để lại lòng biết ơn không chỉ cho các đồng bào của ông, mà còn cho những người mà ông đã có dịp gặp trong cuộc đời mình.

Trong số đó có nhà kinh tế học Marina Trigubenko, người từng đào tạo hàng chục chuyên gia cho Việt Nam, Hàn Quốc, Mông Cổ và các nước phương Đông khác. Nhà khoa học Nga nhớ lại các lần bà gặp ông Phan Văn Khải vào đầu những năm 1980, khi bà đứng đầu Trung tâm các nước xã hội chủ nghĩa và Cuba của Viện Viện Nghiên cứu Xã hội học Thế giới, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Bà Trigubenko đã gặp ông Phan Văn Khải năm 1980 tại hội nghị lớn chuyên đề Xô-Việt về triển vọng phát triển vùng Viễn Đông của Liên Xô, được tổ chức ở Khabarovsk. Và trong năm tiếp theo, một phái đoàn lớn các nhà khoa học Liên Xô và lãnh đạo các khu vực và vùng lãnh thổ Viễn Đông đã đến thành phố Hồ Chí Minh để giới thiệu tiềm năng của khu vực, để thảo luận về dự án hợp tác với Việt Nam trong việc khai thác sự giàu có vô tận của Viễn Đông. Trong cuộc gặp này, phó lãnh đạo đảng ủy TP Hồ Chí Minh, ông Phan Văn Khải đã tham gia rất tích cực.

Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Kuala Lumpur trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN. Ảnh: AFP
"Tôi còn nhớ ông ấy là con người của công việc, am hiểu, cởi mở và dân chủ. Ông rất lo lắng cho đất nước và hiểu rằng Việt Nam phải chuyển sang kinh tế thị trường và phát triển quan hệ với các nước khác. Sau khi tốt nghiệp Học viện Plekhanov ở Moskva, ông Phan Văn Khải mong muốn mở rộng và tăng cường hợp tác thương mại-kinh tế với Liên Xô, ông hiểu vai trò quan trọng và lợi ích to lớn mà Việt Nam có thể thu được nếu tham gia phát triển khu vực Viễn Đông của Liên Xô. Thật đáng tiếc rằng điều này đã không xảy ra. Nhưng tôi nhớ đến nhà lãnh đạo tương lai của chính phủ Việt Nam như một người trăn trở vì tương lai của đất nước mình và biết cách xây dựng tương lai ấy", bà Marina Trigubenko nhớ lại.
 
Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải và Thủ tướng Nga Mikhail Phradkov ở Hà Nội. Ảnh: Sputnik
Chuyên gia hàng đầu về kinh tế Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Học viện Á Phi,Giáo sư Vladimir Mazyringọi Phan Văn Khải là "kiến trúc sư cải cách thị trường Việt Nam". Ông lưu ý rằng chính trong giai đoạn ông Phan Văn Khải nắm chức vụ Phó thủ tướng, và sau đó là Thủ tướng, các điều kiện cơ bản cho sự vận hành cơ chế thị trường trong nền kinh tế Việt Nam đã được xây dựng, nhằm phát triển sáng kiến tư nhân, cũng như hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Phan Văn Khải là một trong những đại diện xuất sắc nhất của phong trào cải cách trong ban lãnh đạo Việt Nam.

"Tôi là một nhân chứng sự kiện, khi ông Phan Văn Khải ở cương vị Thủ tướng, các vị đứng đầu các ban ngành chính thuộc các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế Việt Nam đã nghiên cứu kinh nghiệm thành công của Singapore trong lĩnh vực kết hợp giữa quản lý nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, các cơ chế thị trường, để sau đó áp dụng kinh nghiệm này ở nhà.

Thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải khai mạc phiên họp thường niên của Quốc hội tại Hà Nội. Ảnh: AFP
Như chúng ta thấy, thậm chí cho đến bây giờ tất cả những điều này vẫn có tác dụng một cách rất tuyệt vời. Công việc khó khăn phức tạp mà ông Phan Văn Khải theo đuổi một cách liên tục và mạnh mẽ, sự phát triển các luật về kinh doanh, chuyển ra khỏi nền kinh tế quản lý hành chính, đàm phán về việc gia nhập Việt Nam gia nhập WTO…tất cả những điều đó đã mang lại thành quả to lớn và là chìa khóa cho phong trào năng động và tự tin của Việt Nam tiến lên thành công và thịnh vượng", -chuyên gia Nga khẳng định.