Theo chuyên gia Alexandr Khrolenko, chỉ cần 1 quả tên lửa hành trình BrahMos đã đủ khiến tàu cỡ lớn như khu trục hạm Mỹ phải chẻ làm đôi.
Sức mạnh của tên lửa BrahMos được chuyên gia Alexandr Khrolenko nói đến trrong bài viết đăng tải trên Sputnik. "Tên lửa hành trình BrahMos của Nga-Ấn Độ được những nhà chế tạo gọi là sản phẩm tốt nhất trên thế giới, chưa từng có trong phân khúc này.
Và đó không phải sự phóng đại; lợi thế của tên lửa - tầm bay phá hủy các mục tiêu lớn (khoảng 400 km), quỹ đạo bay khó đoán và tốc độ cao siêu thanh (đối thủ không đủ thời gian để rời khỏi khu vực bị tấn công), vận hành dễ dàng, hiệu quả vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa (bay ở độ cao dưới 10 mét), khả năng sát thương cao do động năng lớn.
Việc phóng hàng loạt sẽ hủy diệt một nhóm mục tiêu. Trong hành trình bay, tên lửa không cần phải điều khiển (nguyên tắc - "bắn và quên"). Về lý thuyết, chín quả tên lửa đảm bảo để tiêu diệt ba tàu khu trục của đối phương trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại. Trên thực tế trong thử nghiệm, chỉ bằng một tên lửa tàu mục cỡ lớn như khu trục hạm Mỹ đã đã bị chẻ làm đôi.
Theo vị chuyên gia này, BrahMos được sản xuất với 65% thành phần, trang thiết bị được cung cấp bởi Nga, bao gồm hệ thống dò tìm mục tiêu bằng radar và động cơ phản lực...
Chúng có thể mang được một đầu đạn 200 kg hoặc 300 kg bắn xuyên giáp và cũng có khả năng mang đầu đạn hạt nhân thu nhỏ nặng 250 kg. Loại tên lửa này có thể phóng từ đất liền, trên tàu chiến, trên không hay thậm chí bởi tàu ngầm hay bệ phóng dưới mặt nước, BrahMos được thiết kế cơ bản có thể gắn trên Su-30MKI.
Hiện nay, các chuyên gia hai nước tiếp tục nâng cấp loại tên lửa siêu thanh thế hệ mới BrahMos II, chúng có thể đạt tốc độ rất lớn vào khoảng Mach 6 hoặc Mach 7. Các cuộc thử nghiệm các tên lửa mới này sẽ tiếp tục diễn ra trong năm 2017. Tầm bắn của tên lửa BrahMos sẽ tăng từ 290 km lên 450 km. Sau đó, các chuyên gia có kế hoạch tăng tầm bắn lên tới 800 km.
Chuyên gia Alexandr Khrolenko cho biết, hiện nay đối thủ cạnh tranh với sản phẩm BrahMos là tên lửa CM-302 của Trung Quốc và Zarb của liên doanh Trung Quốc- Pakistan. Trong đó CM-302 vừa được giới thiệu trước công chúng gần đây.
Nguồn gốc CM-302 là loại tên lửa chống hạm X-31 của Nga phóng đại kích thước, chúng được sản xuất tại Trung Quốc theo giấy phép sản xuất của Nga. Tuy nhiên nếu những tính năng kỹ thuật của tên lửa CM-302 như những gì đã tuyên bố, thì chúng sẽ trở thành đối thủ xứng tầm với tên lửa của Nga-Ấn Độ.
Còn loại tên lửa Zarb rõ ràng không xứng tầm với BrahMos. Bởi vì để sản xuất tên lửa này họ đã sử dụng chủ yếu những công nghệ tương tự của tên lửa Tomahoawk. Đến thời điểm này công nghệ này đã lỗi thời, Hơn nữa, Zarb là loại tên lửa thường không có khả năng đạt đốc độ siêu thanh.
Trên thực tế có một số đối thủ cạnh tranh với BrahMos nhưng chúng sẽ sớm bị bỏ lại phía sau vì những ưu điểm về tính năng kỹ thuật và công nghệ của BrahMos. Hơn nữa sự xuất hiện của phiên bản hiện đại hóa BrahMos II sẽ khiến cho các loại tên lửa của đối thủ “hít khói”.
Trên thế giới, chương trình phát triển tên lửa hành trình siêu thanh hiện mới được Mỹ, Nga và Trung Quốc tích cực phát triển. Tuy nhiên trong lĩnh vực này hiện chỉ Nga có nhiều kinh nghiệm phát triển hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới và đã đạt được thành quả ngoài mong đợi.
Clip Ấn Độ thử nghiệm BrahMos:
Theo Baodatviet
TIN LIÊN QUAN |
---|