Đó là thông tin tại hội thảo Quyền tác giả, quyền liên quan và các vấn đề cấp bách do Cục Bản quyền tác giả, thuộc Bộ VHTT và Du lịch tổ chức ngày 5/8/2015 tại TP.HCM.
Ông Vũ Ngọc Hoan, Phó Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ VH-TT và Du lịch cho biết: “Xâm phạm quyền tác giả diễn ra nhiều lĩnh vực, đặc biệt trên công nghệ số và Internet”.
“Hiện nay ta đang bị động, đang đối phó với các vi phạm về quyền tác giả và quyền liên quan trên môi trường số, Internet. Trên môi trường số, Internet, luật có quy định một số vi phạm cho chủ sở hữu quyền tác giả đó nhằm bảo vệ tác phẩm của mình. Biện pháp để ngăn chăn, xử lý ngay lập tức hoặc hạn chế xâm phạm quyền tác giả trên môi trường Internet thì… ta đang bị động”.
Cụ thể, “quốc tế có các quy định như sau: Tìm cách kéo các ISP, tức nhà cung cấp dịch vụ trung gian về với mình. Vừa quy định trách nhiệm anh đó vừa miễn trừ trách nhiệm cho anh đó. Nếu anh đó gỡ bỏ các tác phẩm vi phạm trên Internet thì anh không bị ràng buộc bởi hợp đồng với nhà cung cấp. Thế nhưng trách nhiệm của anh đối với xã hội là anh phải gở bỏ các vi phạm.
Quy trình này của rất nhiều quốc gia trên thế giới là: Chủ sở hữu quyền tác giả, nếu thấy tác phẩm của mình trên Internet bị xâm phạm thì yêu cầu trực tiếp với ISP để gỡ bỏ. Nước ta trước đây có xây dựng thông tư liên tịch cùng Bộ TT&TT quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian trên Internet, có các quy định tương thích với quốc tế.
Nhưng có điều ta không có yêu cầu trực tiếp từ chủ sở hữu. Vẫn phải gián tiếp qua một cơ quan khác như: Thanh tra của bộ VHTT và Du lịch, thanh tra của bộ TT&TT và các cơ quan có thẩm quyền khác.
Trong nước, chủ sở hữu chưa được trực tiếp liên hệ ISP để gở các tác phẩm vi phạm quyền tác giả”.
Ông cho biết thêm: “Tới đây sẽ sửa Thông tư và quy định ràng buộc người cung cấp thông tin về vi phạm. Bổ sung quy định pháp luật cho phù hợp thời đại số và những cam kết quốc tế đã tham gia”.
Theo infonet