bna_img_72387940089_1332019.jpgTại đây, Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác đã đến dâng hương tưởng niệm 24 liệt sỹ tại Nghĩa trang trại dược liệu Mường Lống. Ảnh: Đào Tuấn
24 liệt sỹ được an táng tại nghĩa trang là những cán bộ, công nhân thuộc Trạm dược liệu Mường Lống. Họ bị phỉ phục kích, sát hại tháng 10/1964. Ảnh: Đào Tuấn
Thực hiện chương trình làm việc chính, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý đã đến thăm khu vực sản xuất của Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống, thuộc Tập đoàn TH. Hiện nay vùng sản xuất dược liệu của Công ty này có diện tích 136 ha nằm trên độ cao hơn 1.300m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ quanh năm. Ảnh: Đào Tuấn
Cán bộ trung tâm giới thiệu mẫu mô để trồng giống sâm Puxailaileng. Ảnh: Đào Tuấn
Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp, hiện nay Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống đã tiến hành trồng và khảo nghiệm 12 loại dược liệu khác nhau và cho kết quả khả quan. Tại đây có các giống chủ lực như: Sâm Puxailaileng, sâm 7 lá 1 hoa, tam thất bắc, lan thạch hộc tía, đương quy, đẳng sâm, đan sâm, la hán quả, hà thủ ô đỏ… Trong ảnh là một cây sâm Puxailaileng 5 năm tuổi. Ảnh: Đào Tuấn
Dự án phát triển cây dược liệu tại huyện miền núi Kỳ Sơn gồm 2 hợp phần do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh hỗ trợ đầu tư với số tiền hơn 1 tỷ đồng. Công ty cổ phần Dược liệu Mường Lống là đơn vị phối hợp triển khai.
Sâm Puxailaileng trên đất Kỳ Sơn được phát hiện trên núi Puxailaileng có độ cao hơn 2.700m. Giống sâm này được các chuyên gia đánh giá là không thua kém sâm Ngọc Linh ở Kon Tum. Ảnh: Đào Tuấn
Lần đầu tiên giống sâm Puxailaileng được nhân giống từ mô tế bào với tỷ lệ thành công khoảng 30%. Ảnh: Đào Tuấn
Sâm 7 lá 1 hoa còn được biết đến với tên gọi: thất diệp nhất chi hoa. Ảnh: Đào Tuấn
Trao đổi với lãnh đạo huyện Kỳ Sơn, xã Mường Lống cùng ngành Khoa học và Công nghệ tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý cho rằng, với các đặc trưng về địa lý, khí hậu, thổ nhưỡng của Mường Lống, phải nỗ lực để biến lợi thế từ các loại dược liệu thành thế mạnh phát triển, tập trung nhân rộng diện tích để nhân dân Mường Lống cùng tham gia trồng, qua đó từng bước góp phần cải thiện, nâng cao đời sống cho bà con. Ảnh: Đào Tuấn
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý thăm mô hình trồng cỏ voi, nuôi trâu, bò vỗ béo tại bản Mường Lống 1. Ảnh: Đào Tuấn
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý tới thăm mô hình nuôi bò vỗ béo, trồng cỏ voi của gia đình ông Vừ Vả Dờ và ông Xồng Bá Phổng ở bản Mường Lống 1. Ảnh: Đào Tuấn
Ông Vừ Vả Dờ (phải) trao đổi với Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý về thực hiện mô hình nuôi trâu, bò vỗ béo. Ảnh: Đào Tuấn
Ông Vừ Vả Dờ hiện nuôi nhốt, vỗ béo 8 con trâu bò. Các chuồng trại được làm ngay trên khu vực trồng cỏ voi. Ông cho biết, trâu bò được ông mua về sau đó tiến hành nuôi vỗ béo trước khi xuất bán. Bình quân mỗi con bò thu lãi 10 triệu đồng, mỗi năm gia đình nuôi từ 5-8 lứa. Ảnh: Đào Tuấn
Xã Mường Lống hiện có 950 hộ và có đến 600 hộ trồng cỏ voi nuôi nhốt trâu, bò. Diện tích cỏ voi khoảng 500 ha. Nhờ mạnh dạn chuyển đổi mô hình kinh tế, hộ nghèo xã Mường Lống đã giảm đáng kể với tỷ lệ 42%. Ảnh: Đào Tuấn
Cũng trong buổi sáng, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Thanh Quý đã đi thăm khu vực trồng chè tuyết Shan của người dân bản Huồi Khả, xã Huồi Tụ. Ảnh: Đào Tuấn
Xã Huồi Tụ hiện có 500 ha chè tuyết Shan trong đó có 300 ha kinh doanh, riêng bản Huồi Khả có 30 ha. Đây là mô hình do Tổng đội Thanh niên xung phong 8 triển khai. Ảnh: Đào Tuấn
Tại khối 4, thị trấn Mường Xén, Chủ tịch UBND tỉnh đã kiểm tra việc khắc phục sạt lở. Ảnh: Đào Tuấn
Theo báo cáo của huyện Kỳ Sơn, điểm sạt lở tại khối 4 xảy ra từ năm 2017, có 40 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có 6 hộ phải di chuyển. Ảnh: Đào Tuấn