Chiếc gùi trong cuộc sống của đồng bào vùng cao
(Baonghean.vn) - Chiếc gùi (còn gọi là bế) là vật dụng quen thuộc, biểu trưng cho nét văn hóa truyền thống của các đồng bào dân tộc ở miền Tây Nghệ An. Cuộc sống ngày nay đã có nhiều thay đổi nhưng chiếc gùi vẫn là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình vùng cao. Nghề đan gùi, vì vậy đang tìm thấy chỗ đứng.
09/01/2018 - 17:17
Chiếc gùi cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp của thiếu nữ miền sơn cước. Ảnh: Hồ Phương Để có được một chiếc gùi, người đan phải trải qua rất nhiều công đoạn như: chọn nguyên liệu, xử lý nguyên liệu, chọn mẫu và tiến hành đan. Ảnh: Hồ Phương Một số bộ phận trong chiếc gùi được hong trên gác bếp nhiều ngày để đảm bảo độ bền. Ảnh: Hồ Phương Khi đan một chiếc gùi, ngoài những vật liệu tốt đã được xử lý thì người làm phải hết sức tỷ mẩn, khéo léo. Ảnh: Hồ Phương Trước đây người dân chỉ đan gùi để phục vụ nhu cầu gia đình mình. Ngày nay, đan gùi đã được xem là một nghề kiếm thêm thu nhập của một số người dân. Chiếc gùi sau khi hoàn thành, bà con dân bản đem ra các phiên chợ để bày bán. Giá của mỗi chiếc gùi từ 150.000 - 300.000 đồng, thậm chí có những chiếc gùi có giá lên đến 2 triệu đồng. Ảnh: Hồ Phương Với mỗi dân tộc như: Mông, Thái, Khơ mú… lại có những hoa văn, họa tiết hay kết cấu gùi khác nhau. Điều này tạo nên sự đa dạng cho những chiếc “gu lơ” - cách gọi chiếc gùi của đồng bào Mông. Ảnh: Hồ Phương Một chiếc gùi của đồng bào Thái mạn Trà Lân - Con Cuông. Ảnh: Hồ Phương
Những chiếc gùi là sản phẩm đan đặc trưng của những người đàn ông, tuy nhiên nó lại thể hiện rõ ràng về sự tiện dụng không kém phần vất vả của người phụ nữ vùng cao. Ảnh: Hồ Phương Chiếc gùi cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp chân thực của thiếu nữ miền sơn cước. Ảnh: Hồ Phương