(Baonghean.vn) – Đan lát từ lâu đã trở thành nghề truyền thống của người Khơ Mú ở vùng cao xứ Nghệ. Hầu hết người dân Khơ mú đều thành thạo trong việc đan lát. Sản phẩm họ làm ra chủ yếu là những chiếc ghế mây chắc chắn, tinh xảo. Đặc biệt, người Khơ mú cho rằng họ là 'tổ nghề' đan lát ở miền Tây xứ Nghệ.

images1791438_gh__m_y_2.jpgCông việc đan lát thường được thực hiện vào những ngày nông nhàn. Trong đó, sản phẩm chủ yếu của người Khơ mú là ghế mây. Mỗi chiếc ghế được làm trong vòng 3 - 5 ngày và bán với giá 100 nghìn/chiếc. Ông Moong Khăm Xinh, bản Na Bè, xã Xá Lượng (huyện Tương Dương) cho hay: 'Ở mô tôi không biết, nhưng ở miền núi Nghệ An, nghề đan lát khởi nguồn từ người Khơ mú, các dân tộc khác đều học hỏi nghề đan từ dân tộc chúng tôi' .
Nguyên liệu chính để làm nên một sản phẩm đan lát của người dân Khơ mú là mây rừng và tre cật.
Mây được cắt từ trong rừng về và quấn tròn vào cột nhà sàn để uốn làm vòng, khung ghế.
Người uốn mây phải có sức khỏe và kỹ thuật khéo léo để khi tháo ra vẫn còn nguyên vòng.
Những sợi mây dài cũng được phơi khô trên các hàng rào.
Chân ghế được chọn từ loại tre đực già và hong lên gác bếp để đảm bảo độ cứng.
Để làm được 1 chiếc ghế, đòi hỏi người thợ phải khéo léo và kiên nhẫn luồn từng sợi mây nhỏ.
Mặt ghế khi làm xong phải đảm bảo về độ bền và đẹp mắt.
Ghế làm xong được hong lên bếp, càng hong lâu ghế lên màu càng đẹp và bền. Tại bản Na Bè, người dân chủ yếu đan ghế vì đầu ra dễ dàng và giá bán hợp lý. Còn những sản phẩm khác như mâm mây chỉ khi có khách đặt hàng bà con mới bắt tay vào làm. Giá thành của mâm mây dao động từ 700 - 800 nghìn đồng/chiếc.
Những chiếc ghế mây có khi được sử dụng hàng chục năm trời và nó không chỉ là vật dụng trong gia đình của người dân Khơ mú mà còn là sản phẩm văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân tộc này.

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN