Tình trạng viêm miệng kích thích cơ thể sản xuất nước bọt, gây đau, dẫn đến chảy nước dãi khi ngủ.

images1696075_ngu_hcay_nuoc_mieng_1_1824_1474780082.jpgẢnh minh họa: News.

Theo Health Sina, thường chảy nước dãi, đặc biệt ở người lớn thì cẩn cảnh giác vì đó có thể là biểu hiện của một số bệnh:

Viêm miệng: Khi bạn bị viêm miệng sẽ kích thích sản xuất nước bọt, gây đau, dẫn đến chảy nước dãi. Bệnh nhẹ, điều trị hết viêm là hết chảy nước dãi.

Viêm dây thần kinh mặt: Sau khi trúng gió, cúm hoặc lạnh mặt có thể gây chứng chảy nước dãi lúc ngủ. Người mắc bệnh này thường đi kèm với tình trạng lác mắt, lệch miệng và các triệu chứng khác, cần được điều trị sớm.

Quá tải hoạt động trí óc: Hoạt động trí óc quá nhiều, mệt mỏi quá độ hoặc dùng một số loại thuốc có thể gây ra rối loạn chức năng thần kinh thực vật của cơ thể làm cho tình trạng hưng phấn thần kinh phó giao cảm xảy ra trong khi ngủ, khiến não gửi tín hiệu sai gây chảy nước dãi. Trong trường hợp này, cần nghỉ ngơi nhiều hơn, điều chỉnh hợp lý các hoạt động thể chất và tinh thần để tránh làm giảm khả năng miễn dịch. Nếu không, tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác.

Nguy cơ đột quỵ: Nếu đột nhiên chảy nước dãi khi ngủ, đến sáng hôm sau nhìn vào gương cười mà thấy lệch miệng hoặc đau đầu cùng một số triệu chứng khác, nghĩa là bạn đang đối diện với nguy cơ đột quỵ. Trong trường hợp này, phải lập tức đến bệnh viện.

Xơ vữa động mạch: Xơ vữa động mạch có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ não và cơ bắp, thiếu oxy, dẫn đến giãn cơ mặt dẫn đến chảy dãi khi ngủ. Tình trạng này ở người già thường kèm theo suy yếu khả năng nuốt. Do vậy nếu thấy người cao tuổi thường chảy nước dãi khi ngủ, dù không lệch miệng, lác mắt hoặc các triệu chứng khác nên tới bệnh viện khám càng sớm càng tốt.

Theo VNE

TIN LIÊN QUAN