(Baonghean.vn) - Với trẻ nhỏ miền xuôi, mỗi ngày đến lớp là một ngày vui, nhưng với lũ học trò vùng núi cao, các em đến lớp mang theo cả nỗi nhọc nhằn của cha, của mẹ. Hình ảnh những cặp lồng cơm gập ghềnh theo chân trẻ đến trường đã rất đỗi thân thương trên miền Tây xứ Nghệ.

images1884864___nh_tu_n_1.jpgNgày nào cũng vậy, chị Lầu Y Ka ở bản Phá Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương) đều phải dậy sớm để chuẩn bị bữa cơm trưa cho cô con gái đưa đến trường sau đó mới lên nương rẫy. Ảnh: Đình Tuân

Do điều kiện kinh tế của người dân miền núi, nhất là khu vực biên giới còn nhiều khó khăn nên việc đóng tiền ăn cho con, tiền phục vụ bữa trưa là điều không thể. Để đảm bảo sỹ số, thời gian lên lớp, những năm gần đây, ngành giáo dục của một số huyện vùng cao áp dụng mô hình bán trú dân nuôi. Thực hiện theo mô hình này, sỹ số lên lớp luôn đầy đủ đúng giờ, các em cũng không bị đứt bữa. Ảnh: Đình Tuân.
Hình ảnh những em bé đi học lỉnh kỉnh bên hông là những cặp lồng cơm đã trở nên quen thuộc từ nhiều năm nay ở các bản làng miền núi. Ảnh: Đình Tuân.
Những chiếc cặp lồng được đặt ngay ngắn trên giá riêng trong lớp học ở Trường Mầm non Tam Hợp - khối bản Phá Lõm. Ảnh: Đình Tuân
Ngoài cơm, thức ăn kèm theo chỉ là con cá khô kho mặn hoặc miếng trứng rán. Ảnh: Đình Tuân
Để các cháu có đầy đủ hơn dưỡng chất, các cô giáo đã trồng thêm rau xanh bổ sung vào khẩu bữa trưa hàng ngày. Cô Vừ Y Lỳ - giáo viên Trường Mầm non Tam Hợp - khối bản Phá Lõm cho biết: “Phụ huynh chỉ đưa cơm và thức ăn mặn, thương học sinh, các cô giáo trích một phần lương của mình để sắm cái nồi to, mua gia vị, dầu ăn nấu canh rau để các em ăn ngon miệng hơn. Trong ảnh: Vườn rau do giáo viên Trường Mầm non Mai Sơn trồng để phục vụ các cháu. Ảnh: Đình Tuân
Bữa cơm trưa tự mang ở nhà đến của các học sinh Trường Mầm non Mai Sơn (Tương Dương). Ảnh: Đình Tuân


Đình Tuân

TIN LIÊN QUAN