(Baonghean.vn). Đã từ lâu miền Tây Nghệ An là nơi sinh sống của nhiều đồng bào Thái, trong văn hoá ẩm thực họ cũng có những đặc sản nổi tiếng như cơm lam, thịt nướng...nhưng có một món ăn mà chúng ta ít được biết đến, đó là món canh đặc biệt mà đồng bào ở đây gọi là canh “bon”.
 
Nguyên liệu và công đoạn chế biến

Canh “bon” đó là theo cách gọi của đồng bào Thái, cái tên được gọi theo nguyên liệu chính để làm ra nó đó là “co bon” theo tiếng Kinh có nghĩa là cây môn. Cây môn được lửa chon một cách kỹ lưỡng, phải là loại môn mà bà con gọi “bon van” nghĩa là loại cây môn đó phải có vị ngọt khi ăn mới không bị ngữa, cây và lá tươi non không bị sâu bệnh, chọn những cây mọc ở nơi đầu nguồn con suối vì như thế lúc nấu môn mới rễ nhừ và ngon hơn, đây là nguyên liệu quan trọng và cơ bản nhất của món ăn.

Nguyên liệu tiếp theo là thịt được làm khô và để lâu ngày trên gác bếp, thịt ở đây có thể là thịt thú rừng như hươu, nai...hay thịt trâu, thịt bò đều được, bộ phận thịt thường sử dụng nhất là các cẳng chân, da là phù hợp và ngon nhất, sau khi thịt được thui rồi ngâm bằng nước ấm thì có mùi thơm rất đặt biệt.

Tiếp theo là khâu chuẩn bị các loại rau và các gia vị, theo bà con thì rau là không hạn chế rau càng nhiều thì canh càng ngon nhưng có những thành phần không thể thiếu là lá rau đắng mà bà con dân tộc gọi là “cha lăng” đây là một loại lá đặc biệt có vị đắng, trong khi ăn phải có là này thì gọi là ăn cach “bon”, lá này vừa làm cho món canh ngon và có vị đặc trưng, ngoài ra lá còn có chức năng phòng và chữa các bệnh như tiêu chảy, dạ dày...loại da vị không thiếu nữa là “mạc khẹn” hay bà con còn có cái tên vui đặt cho nó là hạt cay tiêu rừng, là quả của một loại cây thân gỗ ở trong rừng có mùi thơm rất đặc biệt.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu cần thiết thì bắt đầu nấu, đầu tiên là cho da, xương vào, khi da và xương đã nhừ thì cho tấm vào, sau khi cả da, xương và tấm đều đã nhừ thì cho cây môn vào giữ lựa đều đến khi nào cây và lá môn tan nhừ thì cho da vị và các loại râu vào là hoàn tất món canh.

Không gian thưởng thức.

Canh “bon” thường được bà con nấu khi trời mưa vì theo quan niệm của họ là trời mưa thì cây môn khi nấu ăn sẽ không bị ngứa và trời mưa thì bà con mới có thời gian để thưởng thức. Đây là món ăn mang tính cộng đồng vì thường được nấu rất nhiều để cho đông người cùng ăn, có khi lên đến mười lăm hai mươi người hoặc nấu xong rồi được chia cho nhiều nhà cùng ăn, trong không gian đầm ấm của trời mưa mọi người vừa ăn vừa nói chuyển tạo nên một nét văn hoá ẩm thực của miền đất phía Tây Nghệ An này.


Thái Minh Kiệt