(Baonghean) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An có 508 cơ sở sản xuất. Tuy nhiều biện pháp đã được triển khai nhưng việc thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nghiêm túc, còn tồn tại nhiều yếu tố gây hại đến sức khỏe người lao động.
Bác sỹ Lê Tuấn Anh (Trưởng Khoa sức khỏe nghề nghiệp, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Nghệ An) cho biết: Năm 2010, chỉ có 30/508 đơn vị sản xuất thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Với mục đích phân công, sắp xếp vị trí cho công nhân hợp lý hơn, đã tổ chức khám phân loại sức khỏe, trong đó có 48,54% đạt loại II, 4,97% đạt loại IV, và 0,43% người đạt loại V. Chúng tôi đã tổ chức khám bệnh sạm da nghề nghiệp tại Công ty Xăng dầu Nghệ Tĩnh 317 người, phát hiện 70 người mắc bệnh; khám bệnh bụi phổi Silic ở 03 đơn vị là Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng và thiết kế đường bộ, Nhà máy gạch Granit và Xí nghiệp đá Hoàng Mai với tổng số 60 người, có 07 trường hợp được giám định (đã làm thủ tục cấp sổ và̀ đền bù cho từng cá nhân).
Bên cạnh đó, tiến hành tổ chức 04 lớp đào tạo, tập huấn với tổng số 200 người về nội dung an toàn, vệ sinh và bảo hộ lao động cho các cơ sở sản xuất, đồng thời phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và Sở Kế hoạch và Đầu tư tiến hành điê`u tra trong việc xử lý các vụ tai nạn lao động, thanh tra chuyên ngành về an toàn và kiểm soát bức xạ tại 40 cơ sở y tế có sử dụng thiết bị x quang trong và ngoài công lập. Tổ chức Tuần lễ an toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ tập trung ở các làng nghề và doanh nghiệp có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Kết quả kiểm tra môi trường lao động được tiê´n hành tại 11 cơ sở sản xuất trong tỉnh cho thấy, vẫn còn nhiều cơ sở có hơi khí độc, tiê´ng ồn, bụi, nhiệt độ vượt quá mức cho phép… Trong khi đó,̀ các cơ sở ít phối hợp với các cơ quan chuyên môn đê? kiểm tra định kỳ cho người lao động. Thực tê´ cho thấy nhiều doanh nghiệp không có hồ sơ để theo dõi các đặc thù có thê? gây ra bệnh, đặc biê?t nhiều nơi không có cán bộ y tế để theo dõi, chăm sóc và quản lý công nhân. Ngoài ra, do kinh phí hạn chế nên công tác tuyên truyền phổ biến về vấn đề an toàn vệ sinh lao động chưa thực sự có hiệu quả.
Mặc dù thời gian qua, ngành y tế luôn cố gắng trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động, song công tác tổ chức khám sức khỏe định kỳ và phát hiện bệnh nghề nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Về phía người sử dụng lao động chưa thực sự coi trọng công tác an toàn vệ sinh lao động, không trang bị hoặc trang bị không đồng bộ bảo hộ lao động cho công nhân. Chủ doanh nghiệp̣ tính toán về kinh tế (trả tiền chi phí khám sức khỏe định kỳ), không nắm được luật, cố tình không hiểu tầm quan trọng của công tác này do đó dẫn đến không đáp ứng được yêu cầu trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cơ sở.
Hơn nữa, hầu hết các doanh nghiệp ở Nghệ An là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nằm rải rác ở nhiều nơi, thậm chí xen kẽ trong khu dân cư chưa có quy hoạch tập trung. Các cơ sở vẫn trong tình trạng nhỏ lẻ, trình độ sản xuất còn lạc hậu, người lao động phải sản xuất trên những dây chuyền đã lỗi thời, thậm chí phải làm thủ công ở một số công đọan nguy hiểm của quá trình sản xuất. Các doanh nghiệp này mới chỉ quan tâm đến lợi nhuận, chưa thực sự quan tâm đến môi trường lao động. Những tồn tại trên đã và đang trở thành vật cản đối với những nỗ lực cải thiện môi trường sản xuất và bảo đảm sức khoẻ người lao động ở Nghệ An hiện nay.
Thiết nghĩ, để công tác này hoạt động thực sự có hiệu quả cần nâng cao ý thức chấp hành Bộ Luật lao động của các doanh nghiệp bằng nhiều biện pháp, có nhiều quy định xử phạt tương xứng; phối hợp tốt công tác thanh kiểm tra liên ngành việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động; tăng cường tuyên truyền, tập huấn cho các doanh nghiệp hiểu sâu rộng hơn nữa về việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động và hiểu biết về các yếu tố nguy cơ trong môi trường lao động thường gây bệnh nghề nghiệp.
Cần quan tâm hơn nữa sức khỏe người lao động
Thúy Hiền