Cận cảnh nghề đóng tàu cá công suất lớn ở địa đầu Nghệ An
(Baonghean.vn) - Xã Quỳnh Lập (thị xã Hoàng Mai) có 2 xưởng đóng tàu góp phần để xã có đội tàu khai thác hải sản khá hùng hậu với 373 chiếc trong đó có 146 chiếc đánh bắt xa bờ; cung cấp cho 6 lò hấp cá xuất khẩu, hàng trăm tấn cá mỗi năm...
01/10/2018 - 08:47
2 xưởng đóng tàu ấy của xã Quỳnh Lập 1 năm đóng khoảng 15 con tàu công suất lớn từ 130CV, mỗi con tàu trị giá khoảng 15 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Yên Đóng tàu có nhiều công đoạn, công đoạn đầu là lắp ghép xương tàu. Ảnh: Thanh Yên Uốn gỗ, tạo hình thành khung tàu là giai đoạn đòi hỏi kỹ thuật của thợ đóng tàu cao. Để con tàu thăng bằng khi hạ thủy, người thợ phải đốt lửa, tẩm vôi vào gỗ, uốn gỗ cong khi cho vào khung con tàu. Ảnh: Thanh Yên Sơn khung tàu, vỏ tàu phải có nhiều lớp, loại sơn chống thấm chất lượng cao để khi tàu đưa vào sử dụng không bị thấm nước. Ảnh: Thanh Yên Gỗ đóng tàu thuộc loại tốt; thợ đóng tàu có nhiều tay thợ kỹ thuật cao ở các tỉnh Hải Phòng, Nam Hà... Ảnh: Thanh Yên Công đoạn lắp chân vịt (đường kính khoảng 3 - 3,5m) vào một tàu cá công suất lớn (công suất 150CV) trị giá khoảng 16 tỷ đồng. Ảnh: Thanh Yên Gia công mỏ neo trọng lượng gần 1.000kg cho tàu cá công suất lớn. Ảnh: Thanh Yên Ngoài đóng tàu,xưởng đóng tàu ở Quỳnh Lập còn sửa chữa, bảo dưỡng nhiều tàu lớn sau một thời gian ra khơi. Ảnh: Thanh Yên Sau những chuyến ra khơi, những con tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thanh Yên