bna_07376314466_1262021.jpgNăm 2003, lần đầu tiên, cây chè Shan tuyết được Tổng đội TNXP 8 đưa về trồng và giới thiệu với bà con người Mông ở xã Huồi Tụ và Mường Lống. Từ đó, các đồi chè Shan tuyết bắt đầu phủ xanh các nương rẫy phía Tây Bắc huyện Kỳ Sơn. Ảnh: Thành Cường
Chè Shan tuyết được trồng ở độ cao trên 1.200m - 1.500m so với mực nước biển, nơi mây mù phủ quanh năm của vùng Huồi Tụ - Mường Lống. Ảnh: Thành Cường
Thừa hưởng khí hậu núi cao quanh năm mát mẻ của Kỳ Sơn, với nhiều ngày có mây mù nên chè ở đây búp to, phủ 1 lớp trắng nhẹ như tuyết và cho năng suất khá cao. Ảnh: Thành Cường
Gia đình ông Dềnh Dua Chò - bà Vừ Y Sềnh hiện có 1 héc- ta chè đang cho thu hoạch. 1 héc-ta chè này là nguồn sống của gia đình 4 người, vậy nên ông bà và 2 con rất chăm chút. Ảnh: Thành Cường
Những năm trước, cây chè rơi vào tình cảnh “được mùa, mất giá”. Đơn vị thu mua chỉ mua với giá 6.000 đồng/kg, mỗi năm thu nhập từ chè đạt 50-60 triệu đồng. Ảnh: Thành Cường
Nhưng 2 năm gần đây, cây chè được các xưởng, nhà máy thu mua với giá 10.000 - 12.000 đồng/kg, ông Chò và người dân Huồi Tụ phấn khởi mở rộng diện tích, đầu tư chăm sóc. Ảnh: Thành Cường
Chè Shan tuyết được thu hoach từ 3 đến 4 lần trong năm. Cuối tháng 3 đầu tháng 4, người ta bắt đầu hái vụ chè đầu tiên (thời điểm chè cho chất lượng cao nhất), vụ thứ hai vào tháng 5 và tháng 6 (vụ có năng suất cao nhất trong năm), vụ thứ ba vào tháng 8 và vụ thứ tư vào tháng 10 đến tháng 11. Ảnh: Thành Cường
Mỗi ngày, một người hái được khoảng 40-50 kg búp chè tươi. Năng suất trung bình hằng năm đạt 3-4 tấn/ha. Ảnh: Thành Cường
Ông Dềnh Bá Lồng - Chủ tịch UBND xã Huồi Tụ cho biết: Cây chè hiện là cây chủ lực ở xã với diện tích 400 héc-ta, trong đó 280 héc-ta đang cho thu nhập. Toàn xã hiện có khoảng 200 hộ trồng chè, trong đó có 6 bản có gần 100% số hộ dân trồng là Huồi Khả, Huồi Khe, Pà Xắc, Huồi Mú, Trung Tâm và Huồi Đun. Ảnh: Thành Cường