1. Không dùng nhiều thẻ tín dụng
Sự thật là thẻ tín dụng giúp ích rất nhiều trong các trường hợp khẩn cấp mà bạn chưa đủ tiền mặt cũng như tạo điều kiện cho việc thanh toán; nhưng có nhiều thẻ tín dụng có thể cám dỗ chúng ta chi tiêu quá nhiều và chịu nhiều món nợ thẻ tín dụng khó có thể hoàn trả nhanh được.
Ngoài ra, việc sử dụng các điểm thưởng trên thẻ là rất tốt nên nếu bạn dùng một loại thẻ, khả năng ưu đãi của bạn càng lớn hơn.
2. Liệt kê nhưng điều cần phải chú ý khi sử dụng
Thanh toán đúng hạn để tránh bị tính lãi suất.
Đăng ký dịch vụ thông báo phát sinh giao dịch qua tin nhắn để bảo đảm ngân sách chi tiêu không bị thâm hụt.
Lưu số hotline của ngân hàng phát hành thẻ để liên hệ ngay khi phát sinh sự cố.
Lập kế hoạch chi tiêu chặt chẽ để tránh việc lạm dụng, dẫn diến việc mất khả năng thanh toán.
3. Lập và duy trì một quỹ khẩn cấp
Hầu hết chúng ta đều tin rằng vay tiền từ thẻ tín dụng là biện pháp tốt trong các trường hợp bất ngờ, nhưng thực tế, sẽ là không khôn ngoan nếu xem đó là một quy luật chung.
Lựa chọn tốt hơn cả là tự lập một quỹ khẩn cấp cho những trường hợp như vậy, điều này sẽ ngăn chặn việc nợ thẻ tín dụng, đặc biệt là những trường hợp khẩn cấp mà bạn không thể xoay xở tiền mặt trong vòng một vài tháng.
4. Nắm rõ lãi suất và biểu phí
Mức lãi suất thẻ tín dụng thông thường nằm ở khoảng 13 - 35%, với các ngân hàng quốc doanh mức lãi suất thẻ tín dụng sẽ dễ chịu hơn.
Sử dụng thẻ tín dụng bạn sẽ phải thanh toán các loại phí như: Phí phát hành thẻ, phí duy trì thẻ thường niên, phí quy đổi ngoại tệ, phí phạt trả chậm...Khách hàng sử dụng thẻ tín dụng cần nắm rõ những khoản này để tránh bị mất những chi phí không đáng có.
5. Tận dụng 45 ngày miễn lãi để mua hàng
Giả sử ngày 15 hàng tháng ngân hàng chốt sao kê, thì nếu bạn mua hàng từ ngày 16 là tốt nhất bởi khách hàng có 45 ngày miễn lãi thẻ tín dụng, do đó khoản vay từ ngày 16 thì đến tận 30 tháng sau bạn mới phải trả lãi.
Tuy nhiên, bạn cần kiểm soát chặt số tiền trả góp bằng thẻ hàng tháng để tránh phải trả phí vượt hạn mức tín dụng.
6. Tránh ứng tiền mặt bằng thẻ
Điều tốt nhất là sống trong khả năng của bạn và tránh phải rút tiền mặt từ thẻ tín dụng ngay cả trường hợp khẩn cấp. Đây là điều tồi tệ nhất bạn có thể làm với thẻ tín dụng. Có một kế hoạch chi tiêu thông minh sẽ giúp bạn tránh xa cái bẫy tốn phí này.
7. Thực hiện thanh toán đầy đủ và đúng hạn
Bạn cần sắp xếp để thanh toán đúng như thời hạn được nhà phát hành thẻ yêu cầu. Chậm trễ trong việc thanh toán nợ sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn cũng như các mức lãi suất "cắt cổ". Càng nhanh tái cân bằng tài khoản của mình, sẽ giảm được những căng thẳng do nợ tín dụng gây ra.
8. Dùng thẻ để săn điểm thưởng, voucher, ưu đãi
Hiện nay có rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn dành cho chủ thẻ như hoàn tiền, tích điểm thưởng, chuyển đổi giao dịch thành khoản vay mua trả góp, giảm giá trực tiếp khi giao dịch bằng thẻ. Thậm chí khi sử dụng thẻ tín dụng để mua hàng trực tuyến thường xuyên, giá trị hàng hóa có thể được giảm đến 30 - 40% so với giá trị ban đầu.
Thường xuyên theo dõi thông tin và tận dụng tính năng “săn” quà khuyến mãi sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản kha khá mà vẫn có thể sở hữu những món hàng yêu thích, hay tận hưởng những dịch vụ khác giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.
9. Nhận ra các dấu hiệu của nợ tín dụng
Nhiều người cho rằng thẻ tín dụng là một tiện ích mà không nhận ra rằng họ đang dần lâm vào tình trạng nợ nần. Sẽ là tốt nhất nếu bạn hiểu và nhận ra được những dấu hiệu như việc hoãn trả nợ tín dụng để trả một khoản nợ khác, bỏ qua thư thông báo nợ thẻ hay lạm thêm vào khả năng chi trả của mình bằng các món đồ xa xỉ...
Khi nhận ra những dấu hiệu này, bạn có thể trở thành một người sử dụng thẻ thông minh.
10. Không bao giờ cho mượn thẻ tín dụng
Yếu tố cuối cùng là việc bạn phải bỏ qua sự tin tưởng với những người xung quanh để cho họ mượn thẻ tín dụng. Điều này là không khôn ngoan vì bạn là người duy nhất chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như chi phí sử dụng. Sự tiện lợi và dễ dàng của thẻ tín dụng chính là lý do nó chỉ nên là của riêng bạn.