(Baonghean) - Hàng năm, cứ vào khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch, khi miền Tây vào mùa nước nổi cũng là thời điểm cá linh (loài cá thân thuộc với người dân sông nước và duy nhất có ở sông Mêkông) chuẩn bị hành trình cho mùa di cư. 
 
Mùa này, cá linh thường di cư từ thượng lưu về hạ lưu sông Cửu Long (lưu vực gồm các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp…). Đây là một tập tính thích nghi lâu đời của loại cá này. Thường thì chúng di cư lên các vùng ngập ở hạ lưu để kiếm ăn và sinh sản.
 

762858_small_51076.jpgkhai thác cá linh ở Sông Hậu, đoạn Cần Thơ

Vậy nên, mùa cá linh di cư cũng là mùa khai thác đặc sản thiên nhiên tuyệt vời này của người dân miền Tây Nam bộ. Dịp này, chài lưới ngư dân trắng cá, sản lượng mỗi mẻ lên đến hàng tạ. Nhưng, cá linh non chưa được đánh bắt nên ngư dân phải gỡ chúng trả lại cho sông nước, ngày nào cũng gỡ đến mỏi tay. Hết mùa lũ, cá linh non lại di chuyển lên thượng nguồn, đợi đến tháng 7 năm sau lại di cư về vùng ngập.
 
Cá linh non- món ăn hấp dẫn nhiều thực khách.

Cá linh chế biến được rất nhiều món ngon như cá kho, nấu canh chua, chiên giòn, làm mắm…Cũng giống như món nem miền Bắc hay rau muống, cà pháo miền Trung, cá linh chính là món ngon đặc trưng trên mâm cơm của người dân miền Tây Nam bộ.
Bài, ảnh: Phan Tú