Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng cho biết, chính sách học phí và hỗ trợ chi phí học tập đang thực hiện theo Nghị định 86/2015. Do văn bản này chỉ có thời hạn đến hết năm học 2020-2021 nên Bộ xây dựng dự thảo nghị định thay thế để đảm bảo tính liên tục của quy định pháp luật.
Theo dự thảo, học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5%; đại học tăng 12,5% mỗi năm, tính từ năm học 2021-2022. Mức tăng lên này đã được Bộ tính toán dựa trên nhiều thống kê, nghiên cứu.
Theo đó, học phí giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp năm học 2021-2022 áp dụng như năm 2020-2021. Học phí mầm non, phổ thông cũng áp dụng theo khung của năm học này và tiếp tục giao cho HĐND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế của địa phương để xem xét, phê duyệt. Các chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và các quy định khác vẫn thực hiện theo Nghị định 86. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đề xuất được lùi thời gian ban hành nghị định mới sang năm 2021 để có điều kiện tiếp thu ý kiến rộng rãi của toàn xã hội và tiếp tục hoàn thiện dự thảo.
Luật Giáo dục 2019 tiếp tục duy trì chính sách miễn học phí cho học sinh tiểu học công lập và mở rộng việc hỗ trợ học phí cho học sinh ngoài công lập ở địa bàn không đủ trường công. Bộ xây dựng dự thảo nghị định thay thế tuân thủ yêu cầu này.
Tuy nhiên, để có cơ sở hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh ngoài công lập, có căn cứ và minh bạch ngân sách cấp cho trường tiểu học, dự thảo nghị định quy định khung giá dịch vụ (khung trần học phí đối với cơ sở giáo dục tiểu học).
Bộ GD&ĐT đề xuất tăng học phí tất cả cấp học
Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2021-2022, học phí bậc đại học tăng 12,5%. Học phí bậc mầm non, phổ thông tăng 7,5% so với năm học 2020-2021.