BLV Ngô Quang Tùng là một bình luận viên nổi tiếng của bóng đá Việt Nam. Anh quê huyện Hưng Nguyên, là con trai của cựu danh thủ Ngô Xuân Quýnh thuộc thế hệ tiên phong của CLB Thể Công.
Từ khi mới 3 tuổi, BLV Quang Tùng đã được hít thở chung bầu không khí với các thần tượng bóng đá của cả nước khi bố là huyền thoại, Trưởng đoàn của đội bóng.
Cho đến chừng 10-11 tuổi, đam mê bóng đá của anh thực sự trỗi dậy. Tuy nhiên, giấc mơ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp của anh không thể trở thành hiện thực. Giấc mơ đó vẫn được nhen nhóm, ấp ủ cho đến khi anh lên học cấp 3...
BLV Quang Tùng: Tôi sinh ra trong một gia đình có truyền thống thể thao bóng đá nhưng tôi lại không may mắn có được những điều kiện để trở thành một cầu thủ. Về mặt thể chất, năng khiếu và cuối cùng là cơ hội để thể hiện mình với bóng đá chuyên nghiệp. Nhận định đó là từ bố tôi, một người quá chuyên nghiệp, gắn bó quá lâu với môn thể thao này của Việt Nam.
Cách đây khoảng 30 năm, tôi cũng khá gượng ép và ấm ức vì điều đó. Tuy nhiên, cho đến lúc này thì tôi hiểu rằng đó cũng là một sự lựa chọn của cuộc đời mình. Và những gì mà tôi đã có trong sự nghiệp của tôi đến lúc này, có thể nói là tôi hài lòng. Tôi yêu thích thể thao, tôi yêu bóng đá và tôi vẫn đi cùng nó mặc dù không phải là những người chơi trực tiếp, gắn bó với bóng đá như những nhân vật chính.
Càng về sau này thì tôi càng nhận ra đó là một định hướng “khôn ngoan” của bố tôi. Trò chơi nào cũng vậy, nhưng với bóng đá thì cần những yếu tố riêng biệt, để có thể tạo ra những dấu ấn của cá nhân mình trong một sân chơi tập thể.
BLV Quang Tùng: Con đường của tôi đến với nghề BLV bóng đá có thể nói là rất may mắn. Vì tôi học đại học thể dục thể thao. Sau khi ra trường, tôi tham gia làm công tác thể thao phong trào trước khi đến với Đài Truyền hình Việt Nam. Khi mà kênh mới VTV3 lúc đó xuất hiện vào năm 1996 đã mở ra rất nhiều cơ hội cho những người trẻ như thế hệ chúng tôi. Thật may mắn cho tôi là một trong những người đó.
Đó là giai đoạn bùng nổ về mặt truyền thông khi mà bóng đá Việt Nam có sự khởi sắc trên thực tế cuộc sống cũng như truyền hình, không chỉ có bóng đá quốc nội mà bóng đá quốc tế đến với Việt Nam nhiều như bóng đá Anh, UEFA Champions League châu Âu và các giải VĐQG khác.
Điều đó tạo điều kiện cho thế hệ trẻ chúng tôi có cơ hội để phát triển sự nghiệp của mình. Trong 10 năm làm việc tại VTV, giúp chúng tôi có rất nhiều trải nghiệm, sự tích lũy và sự trưởng thành. Những cái gì chúng tôi có được ở VTV đã theo suốt tôi đến thời điểm này, đó là kinh nghiệm sống và kinh nghiệm trong công việc.
BLV Quang Tùng: Với nghề BLV bóng đá, tôi nghĩ rằng nghề này có những đặc thù riêng biệt. Có người đã từng hỏi tôi rằng quan niệm như thế nào về nghề BLV. Tôi đã trả lời rằng BLV là người đầu tiên được nói ra điều của chính mình. Với các BLV, họ không thể đọc những điều của người khác, nhất là với những trận đấu trực tiếp mà họ phải nói ra điều họ suy nghĩ, phải thể hiện tư duy, chính kiến của họ.
Sau 20 năm chúng tôi làm việc có nhiều đàn anh, bậc tiền bối đi trước, chưa có ai nhận được một danh hiệu nào mang tính ghi nhận từ một cơ quan hay một giải thưởng nào cả, ví như giải thưởng dành cho BLV ưu tú chẳng hạn. Nói chuyện này không phải là kêu ca nhưng rõ ràng các liên hoan truyền hình, chưa có giải thưởng cho những người làm chương trình liên quan đến thể thao.
Đấy là nói vui như vậy! Cá nhân tôi cũng như anh em đã từng làm nghề đều cảm thấy hạnh phúc, sự may mắn được làm một công việc vừa là đam mê, vừa được gắn bó với mọi người. Nguyên tắc của tôi khi làm việc, ngồi nói với chiếc màn hình nhưng thực tế là đang nói với cả triệu triệu người dân.
Tôi luôn giữ quan điểm mỗi buổi bình luận đó chính là mình đang chia sẻ sự hiểu biết của mình, quan niệm và nhận định của mình để giúp người xem cảm thấy hay hơn. Sự hiểu biết của mình có thể là hữu hạn, nhưng giúp cho mọi người có được sự chia sẻ, thưởng thức những trận đấu một cách thú vị hơn.
BLV Quang Tùng: Bao giờ cũng vậy, mọi vấn đề trong cuộc sống của chúng ta đều có những sự phát triển. Bóng đá không nằm ngoài xu thế đấy, có sự thay đổi, phát triển và vận động, và chúng tôi phải làm mới mình để thích ứng với nó.
Trong xu thế của nhiều năm qua thì người ta quan tâm rất nhiều đến những con số thống kê, giúp người ta có những nhận định chính xác hơn. Với các HLV, con số thống kê giúp họ đưa ra những nhận định, quyết định chính xác về con người, ý tưởng chơi để tạo ra một thứ bóng đá hiện đại nhất có thể.
Công việc của những người làm báo, truyền hình cũng đã thay đổi theo. Nhưng tôi nghĩ rằng, giữa muôn vàn những sự thay đổi đó, vấn đề cốt lõi của môn thể thao này là gì thì chúng ta vẫn phải nắm, hiểu. Bóng đá thực ra không phải là một môn thể thao quá phức tạp nhưng những cái đơn giản chính là đỉnh cao của trò chơi này.
BLV Quang Tùng: Với chúng tôi, điều đó bao giờ cũng là một trở ngại. Trong nhiều năm làm nghề, chúng ta có rất nhiều cách để tiếp cận và xử lý các trận đấu. Nên nhớ rằng bóng đá Việt Nam sẽ còn có nhiều khó khăn, không phải vì chúng ta ít thông tin mà bởi vì chất lượng bóng đá. Đặc biệt là những trận đấu hạng dưới, giải trẻ, đôi khi không có đủ chất lượng chuyên môn cho đến hình ảnh truyền thông.
Tuy nhiên, tôi nghĩ mọi chuyện rồi sẽ tốt lên và những thử thách như vậy luôn có ý nghĩa rất lớn với những người làm nghề. Vượt qua những điều này sẽ giúp cho các PV, BTV, BLV thể thao có bản lĩnh, kinh nghiệm để có thể “sống sót” sau những trận đấu có thể nói là buồn chán, ví như những trận đấu mà giữa trưa hè, khán đài vắng vẻ, dưới sân cầu thủ đá được chăng hay chớ. Tuy nhiên, những trận đấu như vậy sẽ giúp BLV bóng đá trưởng thành hơn.
BLV Quang Tùng: Thực ra tôi nói sành sỏi tiếng Bắc vì tôi được sinh ra ở Hà Nội. Dòng máu của tôi là người Nghệ An nhưng bố mẹ ra Hà Nội công tác từ những năm 50 nên việc tôi không có một chút nào giọng nghệ An là điều bình thường.
Tuy nhiên, ở đâu đó trong con người mình có những thứ rất Nghệ An, tình cảm quê hương hay những điều mà bố mẹ đã sống và dạy mình. Tôi vẫn luôn giữ trong mình đó là thứ tình cảm mà rất khó nói thành lời. Nhất là khi nhìn thấy các cầu thủ Nghệ An, từ SLNA đến tuyển thủ ĐTQG họ làm được một điều gì đấy, trong tôi lúc nào cũng có một sự tự hào.
P.V: Xin cảm ơn những chia sẻ của anh và chúc anh có nhiều sức khỏe!