Những người tham gia thử nghiệm trì hoãn bữa ăn đầu tiên trong ngày muộn 90 phút sau và đẩy bữa ăn cuối cùng trong ngày lên sớm 90 phút giảm hơn gấp đôi lượng mỡ cơ thể sau 10 tuần so với nhóm chứng, mặc dù không giảm lượng thực phẩm tiêu thụ.
Nghiên cứu, bao gồm 13 người, có vẻ xác nhận kết quả của các thí nghiệm tương tự ở động vật, mang đến một lựa chọn mới cho những người muốn giảm cân mà không giảm lượng calo.
Những người thực hiện chế độ ăn kiêng truyền thống, dựa trên việc giảm lượng thực phẩm nói chung, thường bị hiệu ứng “phục hồi”, theo đó họ thường sẽ ăn nhiều hơn mức bình thường khi kết thúc đợt ăn kiêng.
Theo TS Jonathan Johnson, Đại học Surrey, người đứng đầu nghiên cứu thì kết quả nghiên cứu là “rất đáng phấn khởi”.
“Ở mức độ nào đó, mọi người vẫn có thể ăn những thức ăn mà họ thích, nhưng chỉ cần thay đổi thời gian ăn cũng có thể mang lại lợi ích lâu dài”.
"Đây không phải là một phép màu, nhưng nó có thể là một mảnh ghép quan trọng của bức tranh”.
Nhóm nghiên cứu tin rằng bằng cách đưa cả bữa sáng và bữa tối vào gần giữa ngày hơn, những người tham gia có thể đưa thời gian ăn uống gần hơn với nhịp sinh học, có nghĩa là thực phẩm được chuyển hóa tốt hơn.
Ngoài ra, giảm cân có thể đơn giản là do thời gian nhịn ăn kéo dài hơn qua đêm.
Ngoài ra, mặc dù không có hạn chế về những gì người tham gia có thể ăn, những người thay đổi giờ ăn thường ăn ít hơn so với nhóm đối chứng.
"Giảm mỡ trong cơ thể sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh béo phì và các bệnh liên quan, vì vậy rất quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe", TS Johnston nói.
Nghiên cứu được công bố trên tờ Journal of Nutritional Sciences.