1. Nghĩ mọi thứ đơn giản
Đặt ra nhiều câu hỏi sáng tạo để nói chuyện với con không phải lúc nào cũng là điều dễ dàng. Thay vì áp lực với điều này, bạn hãy trò chuyện với con một cách bình thường hoặc tham khảo từ phụ huynh khác.
2. Không hối thúc con
Đôi khi, trẻ có thể gặp phải vấn đề nào đó và không có tâm trạng để nói chuyện. Lúc này, bạn nên tôn trọng trẻ và giữ im lặng, nhưng vẫn thể hiện sẵn sàng hỗ trợ và tình thương yêu.
3. Giao tiếp bằng mắt không phải lúc nào cũng cần thiết
Ngồi đối diện và nhìn thẳng vào mặt bố mẹ không phải lúc nào cũng khiến trẻ cảm thấy thoải mái. Thay vào đó, bạn có thể tận dụng cơ hội trò chuyện khi đang cùng con đạp xe hay đi dạo.
4. Hãy đặt câu hỏi mở
Những câu hỏi mở giúp kéo dài cuộc trò chuyện, bởi trẻ không thể chỉ trả lời đơn giản là "có" hay "không". Sử dụng những câu hỏi dạng này cũng có thể giúp bạn khám phá thêm nhiều điều chưa từng thảo luận cùng con trước đây.
5. Xem phản ứng của con
Trẻ có thể tỏ ra ngao ngán thể hiện ở sự im lặng hoặc mất kiên nhẫn khi bạn dùng phần lớn thời gian trò chuyện để giảng giải, phê bình hoặc mỉa mai. Hãy tránh xa điều này nếu bạn muốn con cởi mở với mình.
6. Hãy thật sự tò mò
Trẻ có thể nhận ra bố mẹ đang giả vờ quan tâm đến câu chuyện. Do đó, nếu trẻ đưa ra một câu trả lời thú vị, bạn hãy gợi mở tiếp: "Tại sao?", "Kể cho mẹ nghe thêm về chuyện đó đi". Điều này sẽ khiến trẻ trở nên hào hứng trong những lần trò chuyện tiếp theo.
7. Thực sự lắng nghe
Khi trẻ đang kể chuyện, bạn hãy đặt điện thoại xuống hoặc dừng lại những việc đang làm để tập trung vào những lời con nói. Đó là cách bạn xây dựng được niềm tin với con và giúp trẻ cảm thấy an toàn cũng như hào hứng để mở rộng ra nhiều chủ đề khác.