Vòng loại thứ 3 World Cup 2022 vực châu Á đội tuyển Việt Nam có 5 trận đấu, lần lượt Saudi Arabia (sân nhà), Australia (sân khách), Trung Quốc (sân nhà), Oman (sân nhà), Nhật Bản (sân khách).

Góc chuyên môn

Đội tuyển Việt Nam và tuyển Syria được đánh giá là yếu nhất trong số 12 đội bóng tham gia vòng loại cuối cùng World Cup 2022 vực châu Á. Với 5 trận lượt đi, đối diện với các cầu thủ đối phương toàn ngôi sao, nên HLV Park Hang-seo vào trận đều không thể chơi đôi công được. Ông Park phải trung thành với lối đá tập trung phòng ngự, chờ đợi đối phương sai sót rồi tập trung phản công. 

Trong trận gặp chủ nhà Saudi Arabia, thầy Park chọn đội hình 3-4-3 với hàng công gồm Tiến Linh, Quang Hải, Văn Đức và chỉ cầm bóng được 28%. Đây là trận HLV H. Renard dùng đến 71% đường bóng dài, tận dụng thể hình, thể lực để giành thắng lợi 3-1. Đây chắc chắn cũng là miếng đánh mà ông thầy người Pháp sẽ dùng lại trên sân Mỹ Đình.

1511_quang_hai8867411_15112021.jpgTiền vệ Quang Hải vẫn là cái tên được kỳ vọng nhất. Ảnh: VFF.

Đối đầu với đội khách Australia được đánh giá mạnh hơn Saudi Arabia, HLV Park lại bố trí sơ đồ 5-4-1, cắm duy nhất Tiến Linh trên hàng công - thực tế chỉ cầm bóng 30%, nên tuyển Việt Nam chỉ có duy nhất 2 cú sút trúng khung thành, còn đội khách Australia của HLV Graham đã có một lối đá rất khó chịu.

Trận đá với Trung Quốc chính là trận Quang Hải và các cầu thủ Việt Nam có thế trận tốt nhất, HLV Li Tie phía tuyển Trung Quốc đã chọn lối đá phòng ngự phản công. Điều này khiến cho chúng ta cầm bóng 51% và Hoàng Đức đã tỏ ra xuất sắc trong vai trò cầm trịch và chỉ thua 2-3 ở những phút bù giờ cuối cùng. Việc để thủng lưới 2 bàn mà chúng ta vẫn gỡ hòa 2-2 cho thấy hàng phòng ngự không phải quá chắc chắn.

Tuyển Oman là đội tuyển có khoảng cách gần với đội tuyển Việt Nam nhất. Ông Park dùng sơ đồ 5-3-2 với Công Phượng, Tiến Linh trên hàng công, “máy quét” Đức Huy được đưa vào trận để thêm chất thép ở hàng tiền vệ. Bộ ba tiền vệ Quang Hải, Hoàng Đức và Đức Huy được coi là cân bằng “cương-nhu” ở khu vực giữa sân khi đối đầu với tuyển Oman, vốn được cho là giàu thể lực. Tiến Linh đã ghi bàn trước nhưng chúng ta không thể giữ được tỷ số và thua ngược 3-1 vì chúng ta không thể đủ thể lực để duy trì nhịp độ tấn công. Đây là trận đấu mà giới chuyên môn, báo chí cho rằng ông Park phải mạnh dạn thay đổi lối đá khi đã tiệm cận trình độ các đội tuyển Trung Quốc, Oman.

Nhưng thực tế, trận đấu với tuyển Oman, khi cầm bóng 43% nhưng khả năng gây áp lực của chúng ta vẫn chưa thể làm đối phương bối rối. Nói cách khác, nếu đối thủ không chủ động nhường thế trận như Trung Quốc thì chúng ta vẫn không thể áp đặt lối chơi. Đội tuyển Việt Nam chỉ có thể vùng lên tấn công trong thời gian ngắn chứ không thể chơi đôi công như gặp các đội bóng Đông Nam Á.

Biết mình, biết ta

Đến trận đấu với tuyển Nhật Bản, dù tỷ số chỉ 1-0 nhưng chúng ta mới biết khoảng cách giữa chúng ta với các đội bóng hàng đầu châu lục. Việc có tới 11 cầu thủ đang thi đấu tại châu Âu phải ngồi trên máy bay hơn 30 giờ khiến HLV Hajime Moriyasu của tuyển Nhật Bản chỉ có đúng 60 phút lắp ráp đội hình. Đội tuyển Nhật chỉ mất 17 phút để có bàn thắng, rồi chủ yếu cầm, giữ bóng trong chân, không cho đội tuyển chủ nhà Việt Nam có bóng để chơi. Các học trò HLV Hajime Moriyasu phải giữ sức cho trận đấu gặp tuyển Oman sau đó 4 ngày, nên đã chọn 1 đấu pháp rất khó chịu.

Các cầu thủ Saudi Arabia có thể hình, thể lực rất tốt. Ảnh: VFF.

Với những phân tích chuyên sâu như thế, chúng tôi nhận định trận đấu với đội tuyển Trung Quốc chính là thời cơ tốt nhất để thầy, trò HLV Park Hang-seo có điểm. Với thế và lực hiện có của đội tuyển Việt Nam, chúng ta có quyền hy vọng vào một chiến thắng đầu tiên, nhưng trước mắt vẫn phải có một trận đấu xem được trước Saudi Arabia trên sân Mỹ Đình vào ngày 16/11 tới./.