Kịch bản đầu tiên diễn ra theo cách quân đội Mỹ tiến hành cuộc tấn công hùng hậu, sử dụng tất cả các phương tiện có sẵn, bao gồm cả vũ khí hạt nhân. Theo tác giả bài báo, kịch bản này mang tính rủi ro cao, bởi Điện Kremlin có thể phòng thủ được bằng cách "đáp trả bằng cuộc tấn công có sức tàn phá không kém".
Kịch bản thứ hai diễn ra theo một số trình tự. Trọng tâm là đưa Nga rơi vào tình thế bị cô lập kinh tế. Bước đi này được "thiết kế" nhằm dẫn đến biến động nhân sự trong chính trị của Nga.
Bài báo thể hiện quan điểm tin tưởng rằng, khả năng bùng nổ chiến sự là "rất thực tế", bởi Washington hiện đang rất cần một "cuộc chiến quy mô lớn". Hơn thế, Nga luôn được xem là đối thủ "đáng gờm" nhất, do đó Mỹ luôn "cố gắng giành lại vị thế trên không gian địa chính trị".
Bài báo cũng nhấn mạnh rằng, trong hoàn cảnh khó khăn, chịu nhiều áp lực bởi các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, song Nga "đã xoay sở thế trận bàn cờ".
Minh chứng cho điều này là thành công và sức ảnh hưởng của Nga ở Syria, hay như củng cố và thắt chặt mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ và Israel. Trong khi đó, Washington lại đang đánh mất mình, và "chịu thất bại ê chề ở Trung Đông".