Hôi miệng khiến chúng ta thiếu tự tin khi giao tiếp và là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang có vấn đề.
Hôi miệng là mùi hôi từ hơi thở do nhiều nguyên nhân gây ra. Do khoang miệng có bệnh như sâu răng, viêm nha chu, viêm nhiễm từ chân răng, viêm lợi trùm, mảnh vụn thức ăn và lớp bợn trên lưỡi; mùi hôi do ruột và dạ dày tích nhiệt, các bệnh mạn tính ở đường tiêu hóa như viêm dạ dày, táo bón; mùi hôi do bệnh lý hô hấp: viêm mũi dị ứng, nghẹt mũi, viêm xoang kéo dài, viêm amidan mủ... do thói quen sinh hoạt như hút thuốc lá.
Ngoài giải pháp tích cực điều trị các bệnh nêu trên dẫn đến chứng hôi miệng, bạn có thể dùng một trong số những phương thuốc chữa hôi miệng bằng y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian như sau:
Thuốc uống
Bài 1: lá trúc 15g, rễ cây qua lâu 12 g, sinh địa 10 g, mộc thông 2 g. Sắc uống.
Bài 2: hạt dành dành 15 g, thạch cao sống 15 g, hoàng liên 5 g. Sắc uống.
Bài 3: rễ lau tươi rửa sạch 100 g, đường phèn vừa đủ, đun uống thay trà.
Bài 4:tâm sen 3g hãm với nước sôi, để nguội uống.
Bài 5:trúc diệp 9 g, thạch cao 30 g, bán hạ chế 4 g, mạch môn 18 g, nhân sâm 5g, cam thảo 3 g. Sắc uống.
Bài 6: hoàng liên 5 g, quy thân 6 g, sinh địa 12 g, đơn bì 6 g, thăng ma 6 g. Sắc uống.
Thuốc dùng để súc miệng
Mỗi buổi sáng và buổi tối ngậm mấy lá chè nhai từ từ, tạm thời khử mùi hôi trong miệng.
Hương nhu 40 g sắc với 200 ml ngậm và súc miệng nhiều lần trong ngày.
Húng chanh 100 g sắc lấy nước đặc để ngậm và súc miệng.
Rau mùi tàu 200 g, một chút muối, sắc lấy nước đặc, súc miệng.
Chú ý vệ sinh răng miệng, trước khi đi ngủ không nên ăn. Tạo thói quen khám định kỳ răng miệng 6 tháng/lần; điều trị bệnh nha chu nếu có, lấy cao răng, điều trị bệnh viêm mũi xoang, bỏ thuốc lá và các bệnh nội khoa khác.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, không ăn thực phẩm chiên rán, thức ăn cay, nóng khó tiêu, đại tiện táo, tiêu hóa không tốt gây hôi
Theo Sức Khỏe Đời Sống