HLV Park Hang-seo đã triệu tập bổ sung 5 cầu thủ vào đội dự tuyển quốc gia thuộc lứa U21, bỏ qua khá nhiều tài năng đã được khẳng định. Động thái này của thầy Park là sự chuẩn bị cho vòng loại U23 châu Á và SEA Games sẽ diễn ra trong năm 2019.

Lợi thế tuổi tác

Lợi thế mới 21 tuổi, Bùi Tiến Dũng phù hợp cho cả 2 giải đấu trẻ nói trên.

Thế nhưng, việc dành nhiều thời gian cho các hoạt động ngoài chuyên môn đã khiến cho Tiến Dũng từ vai trò “người hùng” tại VCK U23 châu Á và Asiad 18 đã trở về vai “dự bị truyền thống”. Mùa giải này, Tiến Dũng chỉ bắt chính cho FLC Thanh Hóa 14 trận (11 trận V-League và 3 trận Cúp quốc gia) nhưng để thủng lưới tới 15 bàn.

mtuanmanh9037922_27122018.jpgViệc Tuấn Mạnh được xỏ găng ra sân trước trong trận giao hữu với Triều Tiên cho thấy thủ thành của Khánh Hòa đã được mặc định vị trí số 2.

Việc chỉ bắt 3 trận Cúp quốc gia mà để thủng lưới tới 6 bàn, trong đó được coi là nguyên nhân chính để Cúp về tay B.Bình Dương trong trận chung kết thua 1-3, khiến Tiến Dũng mất điểm khá nhiều. FLC Thanh Hóa là đội bóng gồm nhiều tuyển thủ, cựu tuyển thủ nhưng tại V- League thủ môn này thủng lưới 9 bàn sau 11 trận ra sân là con số khiến ông Park boăn khoăn.

Nếu tại Asian Cup 2019, không được vị trí dự bị số 2, có màn ra mắt (dù ngắn ngủi) thì vòng loại U23 châu Á và SEA Games 2019, “thủ thành quốc dân” lại phải làm lại từ đầu, cạnh tranh với các bạn cùng trang lứa.

Asian Cup 2019 khi đối đầu các địch thủ cao lớn như Iran, Iraq hay Yemen, với 1m88, Văn Lâm quá có lợi thế chiều cao. Trong khi Tiến Dũng cũng chỉ có chiều cao tương đương Tuấn Mạnh (cao 1m81) không có ưu thế hơn về thể hình thì đương nhiên phải đua về chuyên môn.

Việc Tuấn Mạnh được xỏ găng ra sân trước trong trận giao hữu với Triều Tiên cho thấy, thủ môn này mới là người được ông Park ưu tiên đầu tiên. Điều đó có nghĩa, trong tư tưởng của vị HLV người Hàn, thủ thành của Khánh Hòa đã được mặc định vị trí số 2 thay cho Văn Lâm nếu cần trong thời gian tới.

Thực tế, Tuấn Mạnh làm được vẫn để lại cảm giác yên tâm cho NHM với khả năng ra vào hợp lý và lối bắt bóng chắc chắn của mình, dù đội bạn cũng không dốc sức tấn công.

Ông Park rất muốn tạo nên một cuộc cạnh tranh công bằng nhất giữa các học trò. Nên nửa cuối hiệp 2, ông đã trao cơ hội cho thủ môn Bùi Tiến Dũng. Chàng trai Thanh Hóa đã tỏ rõ sự quyết tâm trong lần hiếm hoi được ra sân bắt chính từ khi ĐTVN bước vào quá trình chinh phục AFF Cup.

Bàn thua bất ngờ

Phút 81, đội Triều Tiên được hưởng quả sút phạt hàng rào ngay sát vòng cấm địa của chúng ta. Với những cầu thủ Triều Tiên có nền tảng kỹ thuật cơ bản tốt thì đây rõ ràng là cơ hội không thể tốt hơn mang về bàn thắng cân bằng tỷ số.

Đội trưởng Jong Il Gwan bước lên và thực hiện cú sút hàng rào gần như hoàn hảo. Bóng đi mạnh và găm vào góc xa, quá hiểm khiến cả hàng thủ Việt Nam bất lực. 

Bùi Tiến Dũng chưa có nhiều cơ hội thể hiện khả năng, nhưng lại để lọt lưới sau cú sút phạt hàng rào rất khó của Jong Il Gwan của Triều Tiên.

Trong tình huống đó, Bùi Tiến Dũng đã “bắt bài” và phán đoán sai góc sút của Jong Il Gwan. Ở động tác nhún chân lấy đà, Dũng đã sẵn sàng bay sang góc gần thì đội bạn lại bẻ cổ chân đưa bóng về góc xa, khiến anh bị bất ngờ và đành bay người trong tuyệt vọng.

Công bằng mà nói, nên khen ngợi Jong Il Gwan hơn trách Tiến Dũng nhưng Văn Lâm với lợi thế sải tay dài, đã không ít lần cứu thua trong những tình huống như thế. Chỉ có điều nỗi lo cảm giác chơi bóng của Tiến Dũng bị cùn đi khi không được thường xuyên xỏ găng đang hiện dần trong đầu ông Park. Chưa kể những sai lầm cá nhân tại đấu trường lớn còn ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của thủ môn trẻ này.

Không nhiều thủ môn đội tuyển Olympic được bắt chính tại đội tuyển quốc gia nhưng nếu như Tiến Dũng phải đứng vị trí số 3 vẫn là bất lợi cho tâm lý của thủ môn này. Không còn cách nào khác, thủ môn Tiến Dũng chỉ còn có con đường tập luyện miệt mài và nắm bắt những cơ hội hiếm hoi mà ông Park trao cho.