Trong khi đó hai hậu vệ tiềm năng khác là Văn Thành, Viết Tú lại vừa bị loại sớm thì HLV Park Hang-seo có trong tay 8 hậu vệ, nhiều khả năng ông chỉ đưa 7 hậu vệ sang Lào. Ai đá cánh trái vẫn là câu hỏi khó, chỉ có ông Park mới có đáp án chính xác?

Luân phiên

Những năm gần đây, Văn Thanh vẫn luôn được xem là hậu vệ cánh số 1 của bóng đá Việt Nam cả U22, U23 và Olympic lẫn đội tuyển quốc gia. Cầu thủ đá cánh này có nền tảng thể lực sung mãn, khả năng lên công về thủ hiệu quả. Kỹ thuật, tốc độ, sự lỳ lợm và lối chơi rất linh hoạt khiến hậu vệ người Hải Dương luôn được đánh giá rất cao. Đáng tiếc là một chấn thương dây chằng đầu gối đã khiến anh buộc phải làm phẫu thuật và lỡ cơ hội dự AFF Cup 2018 và xa hơn là Asian Cup 2019 vào đầu năm sau.

Trở lại câu chuyện đội tuyển Việt Nam, việc chọn ai thay Văn Thanh đã tốn rất nhiều giấy bút của các nhà chuyên môn và giới truyền thông. Quan sát tập luyện và 3 trận giao hữu trên chính quê nhà, ông Park thường xuyên luyện quân với các sơ đồ 3-4-3, rồi 4-4-2 và 4-2-3-1 tùy vào đối thủ và tính chất của trận đấu. Khi cần bàn thắng, chúng ta sẽ đá với 3 hậu vệ, khi cần sự an toàn đội tuyển sẽ chơi với hàng tứ vệ.

411_nh7924783_4112018.jpgKhi cần tấn công, Trọng Hoàng sẽ được vào sân (ảnh internet)
Với sơ đồ 3 hậu vệ, Ngọc Hải của SLNA vẫn được ông Park tung vào sân thử sức nhưng sau thành công tại U23 châu Á và ASIAD 18 thì sự chắc chắn và hiểu ý nhau của 3 tuyển thủ U23 là: Duy Mạnh, Đình Trọng và Tiến Dũng sẽ đảm bảo cho họ suất đá chính. Có lẽ chỉ khi một trong ba cầu thủ trên bị chấn thương hay thẻ phạt thì cơ hội mới đến với Ngọc Hải.
Khi đó, đá cánh trái và cần ưu tiên tấn công hơn thì Trọng Hoàng là cái tên đầu tiên được nhắc đến. Trước hết, tố chất lì lợm, thể lực sung mãn sẽ giúp cho Trọng Hoàng chốt chặn bên cánh phải, trên hàng tiền vệ Trọng Hoàng chưa đến mức là cầu thủ không thể thay thế, nên đây là một sự lựa chọn phù hợp nhất tại thời điểm này. Khi cần bàn thắng, gia tăng sự có mặt của cầu thủ áo đỏ ở hàng công thì Trọng Hoàng là cầu thủ đáp ứng được yêu cầu này. Lúc đó, rất cần phương án bịt khoảng trống sau lưng Hoàng “bò” để lại trong các miếng chống phản công.
Nếu đá 4 hậu vệ, cần chú trọng phòng ngự thì Ngọc Hải là một sự lựa chọn tốt nhất cho vị trí hậu vệ phải, trung vệ SLNA đã từng được thử sức nơi hành lang phải. Kỹ năng đeo bám, phòng ngự của Ngọc Hải tốt hơn rất nhiều so với Trọng Hoàng, thậm chí là tốt nhất trong đội tuyển lúc này.
Chưa kể, những cú phất chân chuyền dài phát động tấn công của hậu vệ này là miếng đánh bất ngờ của đội tuyển. Không mạnh về tấn công, ít dùng miếng chồng biên nhưng bù lại, Ngọc Hải là chốt chặn an toàn bên cánh phải để các tiền vệ biên yên tâm tấn công. Những chia sẻ trên mạng xã hội của Văn Đức “Vị trí mới luôn đi kèm với những thử thách mới” cũng khiến người ta nghĩ về phương án đá lùi ở vị trí hậu vệ của cầu thủ lâu nay chơi tiền vệ.
Ai tỏa sáng?
Đẳng cấp và sự đa năng của Ngọc Hải khiến ông Park có thêm sự lựa chọn. Ảnh internet
Ngay cả khi Văn Thanh thi đấu, ông Park cũng không phải dùng 100% thời gian dành cho cầu thủ HAGL này. Xuân Mạnh là cầu thủ vẫn được ông tung vào sân để tạo nên sự bất ngờ và dưỡng sức cho Văn Thanh. Như vậy, việc cả Trọng Hoàng và Ngọc Hải sẽ được luân phiên bố trí nơi cánh phải là điều dường như đã nằm trong tính toán của ông thầy Hàn Quốc.
Trong 2 kỳ AFF Cup đội tuyển Việt Nam vào đến trận chung kết (Tiger Cup 1998 và AFF Cup 2008) đều có ít nhất một cầu thủ gốc Nghệ tỏa sáng. Lần này, ai trong những cái tên Văn Đức, Trọng Hoàng và Ngọc Hải sẽ nối tiếp đàn anh Hữu Thắng, Hồng Sơn, Công Vinh sẽ làm được điều này?