(Baonghean.vn) - Đây là thông tin được Bộ Tư pháp báo cáo trong hội nghị trực tuyến toàn quốc về triển khai công tác tư pháp năm 2016, định hướng nhiệm kỳ 2016-2020.

Tham dự hội nghị có các đồng chí: Uông Chu Lưu - Uỷ viên BCH Trung Ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc Hội Việt Nam; Hà Hùng Cường - Ủy viên BCH Trung Ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành ở Trung ương.

Tai điểm cầu Nghệ An: Đồng chí Lê Xuân Đại - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì.

images1438649_1.jpgCác lãnh đạo Quốc hội, Bộ Tư pháp chủ trì hội nghị.
Đồng chí Lê Xuân Đại - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì điểm cầu Nghệ An.

Năm 2015, toàn ngành triển khai toàn diện, trọng điểm, bám sát chương trình, kế hoạch công tác và các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và chính phủ. Toàn ngành tham gia tích cực, có hiệu quả vào các văn kiện trình đại hội Đảng các cấp, phát huy vai trò tham mưu, giúp Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương triển khai Hiến pháp năm 2013. Công tác xây dựng pháp luật nói chung, việc thực hiện chương trình xây dựng Luật, pháp lệnh nói riêng có chuyển biến tích cực, nhiều bộ luật quan trọng được Quốc hội thông qua như: Bộ Luật dân sự (sửa đổi), Bộ luật hình sự (sửa đổi), Luật ban hành VBQPPL.

Bên cạnh đó, trong năm 2015, tổng số vụ được thi hành án dân sự gần 800 ngàn việc, tăng hơn 12.000 so với năm 2014; phát hiện hơn 9,4 triệu vụ vi phạm hành chính, xử phạt hơn 7,3 ngàn tỷ đồng; Thành công trong việc thực hiện thí điểm Thừa phát lại; công tác hành chính tư pháp tiếp tục đạt kết quả tích cực; việc phát triển đội ngũ luật sư, xã hội hóa công chứng tiếp tục được đẩy mạnh, việc phát triển các nghề tư pháp đạt nhiều kết quả tích cực với sự ra đời của đội ngũ quản tài viên...

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng trình bày báo cáo công tác tư pháp năm 2015, nhiệm kỳ 2011-2015 và triển khai công tác năm 2016.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được,công tác tư pháp còn một số tồn tại, hạn chế như số lượng văn bản nợ động vẫn còn, hiệu quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa cao, việc thi hành các vụ án lớn, liên quan đến thu hồi tài sản cho ngân sách nhà nước còn gặp nhiều khó khăn; việc đơn giản hóa thủ tục hành chính còn chậm, việc thực thi thủ tục hành chính chưa nghiêm...

Tại hội nghị, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực Nguyễn Công Khanh trình bày báo cáo tình hình triển khai thi hành Luật Hộ tịch. Chính phủ ban hành Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về cải cách hành chính trong đăng ký hộ tịch tạo thuận lợi cho người dân và cơ quan đăng ký hộ tịch. Tại 4 thành phố trực thuộc TW được thí điểm, đến thời điểm ngày 8/1 đã có 1.525 trường hợp được đăng ký khai sinh và cấp số định danh cá nhân.

Báo cáo tại hội nghị về công tác triển khai Luật Hộ tịch, đồng chí Lê Xuân Đại, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh cho biết: Sau khi có Nghị định 123 của Chính phủ, UBND tỉnh ban hành kế hoạch thi hành Luật hộ tịch trên địa bàn và tổ chức quán triệt các văn bản pháp luật trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, đội ngũ công chức tư pháp được bố trí đầy đủ và năng lực chuyên môn cơ bản đáp ứng nhiệm vụ.

Đồng chí Lê Xuân Đại, Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh đề nghị các Bộ, ngành quan tâm tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác hộ tác hộ tịch.

Đồng chí Phó chỉ tịch UBND tỉnh đề xuất, Chính phhủ, các bộ, ngành cần quan tâm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, kịp thời ban hành các biểu mẫu, tổ chức tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác hộ tịch, hỗ trợ kinh phí để tạo điều kiện cho tỉnh triển khai Luật Hộ tịch được tốt hơn. 

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc hội đồng tình với báo cáo của Bộ Tư pháp và biểu dương những thành tích mà ngành đã đạt được trong thời gian qua.

Đồng chí Uông Chu Lưu, Phó chủ tịch Quốc Hội phát biểu kết luận hội nghị.

Về phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, đồng chí Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị ngành Tư pháp cần tiếp tục tham mưu cho Đảng, Quốc Hội, Chính phủ, các Bộ, ngành về xây dựng pháp luật và phấn đấu đến năm 2020 nước ta có hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, minh bạch, đáp ứng nhiệm vụ phát triển của đất nước. 

Đồng chí đề nghị các Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc TW, xây dựng tổ chức chương trình lập pháp của Quốc hội, hoàn thiện các dự án Luật mà Quốc hội đã cho ý kiến, nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát văn bản pháp luật. Tập trung nguồn lực để triển khai thực hiện các Luật đã đã ban hành; kiểm tra đôn đốc thực hiện Luật ban hành VBQPPL, chấm dứt tình trạng nợ đọng, ban hành trái luật các vản bản QPPL; tăng cường công tác hành chính tư pháp gắn với cải cách hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin./.

Phạm Bằng

TIN LIÊN QUAN