Sống đời
Sống đời còn gọi là cây thuốc bỏng, lạc địa sinh căn, thổ tam thất, trường sinh, tên khoa học là Kalanchoe pinnata (Lam) Pers. Toàn thân cây có vị nhạt, chát, hơi chua, tính mát, có tác dụng giải độc, tiêu thũng, hoạt huyết chỉ thống, bạt độc sinh cơ.
Ở Ấn Độ, người ta dùng lá cây này đắp trị bỏng, vết thương, mụn nhọt và các vết cắn đốt của côn trùng. Ở Trung Quốc, toàn cây được dùng chữa ung sang thũng độc, viêm tuyến vú, đan độc, ngoại thương xuất huyết, đòn ngã, tổn thương, gãy xương, bỏng, viêm tai giữa.
Rễ hoa hồng giúp chữa đòn ngã tổn thương, bạch đới, di tinh; đồng thời dùng hoa tươi và lá đắp ngoài. Lá cây còn dùng chữa bạch cầu lao. Lá, trái hồng trị thấp khớp, nhọt, đái dầm, đái máu, tê thấp. Nụ hoa trị kinh nguyệt đau, tuần hoàn yếu, đau bao tử.
Ngọc lan
Hoa này có tên khác là ngọc lan hoa vàng, sứ hoa vàng hay hoàng lan, tên khoa học là Michelia champaca L. Hoa chứa tinh dầu có giá trị ngang với tinh dầu hoa hồng. Lá cũng chứa tinh dầu. Vỏ chứa một alcaloid ít độc.
Rễ và quả cây có vị đắng tính mát có tác dụng khư phong thấp, lợi hầu họng, kiện vị chỉ thống. Rễ khô và vỏ rễ có tính xổ, điều kinh. Vỏ thân có tác dụng giải nhiệt, hưng phấn, khư đàm, thu liềm. Hoa và quả có tác dụng làm phấn chấn, trấn kinh, khư phong, kiên vị, lợi niệu. Lá có tác dụng giải độc.
Hoa và quả chữa đầy hơi, buồn nôn và sốt lại có tác dụng lợi tiểu. Hạt và quả dùng trị nứt nẻ ở chân, hạt cũng dùng làm thuốc trị giun. Lá dùng làm thuốc trị đau yết hầu. Tinh dầu được dùng làm hương liệu, làm thuốc đắp trị đau đầu, viêm mắt và thống phong.
Thược dược
Mẫu đơn
Vỏ thân được dùng làm thuốc đau đầu, đau khớp, thổ huyết, khạc ra máu, đái ra máu, kinh bế, đau bụng kinh, mụn nhọt, lở độc và đòn ngã tổn thương. Vỏ là mẫu đơn bì, lợi kinh, lợi tiểu, tốt máu, kháng sinh, chống viêm, hạ hạt thần kinh trung khu, giảm đau, trị kinh phong, hạ nhiệt; chứa acetophenon đè nén sự quyến tụ của phiến bào, nên chống viêm, chống nhiệt.
Tầm xuân
Hòe
Cây này còn gọi là hòe hoa, hòe mễ, lài luồng (Tày), tên khoa học là Sophora japonica L. Hoa hòe có màu vàng, vị hơi đắng, dài 0,5-0,8 cm, rộng 0,2-0,3 cm, cánh hoa vàng nâu, đài hoa vàng xám.
Nụ hoa đã phơi hoặc sấy nhẹ đến khô dùng làm dược liệu có tên khoa học là Flos Styphnolobii japonici imaturi. Nụ hòe có vị đắng nhạt, mùi thơm, tính bình; quả hòe có vị đắng, tính mát, đều có tác dụng hạ nhiệt, mát huyết, cầm máu, làm sáng mắt, bổ não. Ngày nay người ta còn biết thêm các tác dụng làm giảm tính thẩm thấu của mao quản, kháng chiếu xạ, hạ huyết áp.
Theo y học hiện đại, nụ hòe và rutin được dùng làm thuốc cầm máu trong các trường hợp xuất huyết, đề phòng tai biến do xơ vữa mạch máu, tổn thương mao mạch, xuất huyết dưới da, xuất huyết có liên quan đến xơ vữa động mạch, xuất huyết võng mạc, tăng huyết áp.
Theo y học cổ truyền, hòe điều trị trường phong tiện huyết (đi ngoài ra máu tích phong nhiệt), niệu huyết, huyết lãm, băng lậu, trĩ ra máu, chảy máu cam, nôn ra máu, tăng huyết áp.