Quả hồng và các bộ phận của cây hồng đều là những vị thuốc đã được dùng từ lâu đời trong Đông y. Trong đó, quả hồng làm thuốc chữa tiêu chảy, ho, đái dầm.

Hồng là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam và được nhiều người ưu thích. Quả hồng không đơn giản là thứ quả tráng miệng thơm ngon, mà còn là nguồn cung cấp vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt... Hơn nữa, hồng còn có tác dụng chữa nhiều loại bệnh mà ít người biết đến.

images1698304_01.jpgQuả hồng là loại quả ưa thích của khá nhiều người vì nó có vị ngọt, dễ ăn.

Theo Đông y, quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất... Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu.

Một vài phương thuốc chữa bệnh từ cây, quả hồng:

Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm

Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 15-25 g.

Quả hồng chín chứa nhiều chất xơ gấp 2 lần so với các trái cây khác, nó giàu chất chống oxy hóa, nhiều nước, vitamin C, vitamin A, protein và là nguồn cung cấp chất sắt, canxi, magie tuyệt vời.

Làm thuốc bồi bổ cơ thể

Dùng quả hồng khô (tức mứt hồng) cho vào mật ong và váng sữa rồi đun sôi nhỏ lửa khoảng 5-10 phút. Để nguội, ăn hàng ngày 3-5 quả vào lúc đói.

Chữa lòi dom

Lấy quả hồng khô (mứt) đốt thành than, tán nhỏ uống với nước cơm hằng ngày, mỗi ngày 8 g.

Chữa tiêu chảy

Quả hồng xanh giã nát, cho vào chút nước sôi để nguội, gạn lấy nước uống rất hiệu nghiệm.

Chữa nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất

Tai hồng 7 cái, hột tiêu sọ 7 hạt, hoắc hương 4 g, sa nhân 4 g, gừng tươi 7 lát, hành 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả băm nhỏ, hột tiêu sọ nghiền nát, sắc uống trong ngày (nước sắc này còn dùng chữa ho, khó thở). Nếu không có tai hồng, có thể thay bằng cuống và quả hồng cũng được.

Hồng là loại trái cây rất phổ biến tại Việt Nam. Hồng giòn thường ăn lúc chưa chín mềm, màu vàng, trái hơi vuông. Loại hồng mềm hay hồng đỏ chỉ nên ăn khi quả chín mềm.

Chữa đái dầm

Lấy 10-15 tai hồng (thị đế) thái nhỏ, phơi khô sắc với 200 ml nước, còn lại 50 ml, uống 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chữa huyết áp cao

Dùng quả hồng chưa chín, ép lấy nước rồi phơi hoặc sấy khô, dùng làm thuốc chữa cao huyết áp, có kết quả rất tốt. Nước ép của quả hồng chưa chín đem sấy khô có tên gọi là thị tất, còn dùng để chữa sung huyết ở trĩ...

Chữa nấc

Tai hồng sao vàng, tán bột, uống với rượu. Hoặc dùng tai hồng 100 g, đinh hương 8 g, gừng tươi 5 lát. Hợp lại sắc uống, chia làm nhiều lần trong ngày.

Ngoài ra quả hồng còn có 1 số tác dụng chữa bệnh khác:

- Chống ung thư

Trong quả hồng chứa rất nhiều vitamin A, shibuol, a-xít betulinic và các chất chống oxy hóa, có tác dụng chống lại các gốc tự do trong tế bào, tác nhân gây tổn thương tế bào và dẫn đến căn bệnh ung thư.

- Chống viêm, nhiễm trùng

Quả hồng chứa một lượng khá lớn chất catechin và polyphenol (chất chống oxy hóa). Các chất này có khả năng chống viêm rất tốt, nhờ đó, ăn hồng giúp hỗ trợ chống viêm cũng như nhiễm trùng mạnh.

- Cầm máu

Người Nhật Bản thường sử dụng quả hồng để kiểm soát chảy máu do bị thương. Trong Đông y, vỏ, rễ, thân cây và tai quả hồng cũng được sử dụng trong các bài thuốc cầm máu.

- Tăng cường thị lực

Muốn có một đôi mắt sáng, bạn hãy bổ sung quả hồng vào thực đơn mỗi ngày. Nguồn vitamin A dồi dào sẽ giúp cải thiện thị lực, tăng cường tầm nhìn cho đôi mắt. Ngoài ra, lượng sắt trong quả hồng còn giúp hỗ trợ sản xuất hồng cầu trong máu.

Theo Zing.vn

TIN LIÊN QUAN