bna_a14823311_29112018.jpgMột trong những chức năng của protein là giữ lượng đường trong máu ổn định. Do đó, khi cơ thể thiếu hụt protein, lượng đường trong máu sẽ giảm thấp, khiến cơ thể đòi cung cấp đồ ăn ngọt ngay tức thì… Nếu bạn thường xuyên thèm ăn ngọt, hãy lưu ý đến vấn đề thiếu hụt protein.
Khi thiếu protein cơ thể xử lý nước kém hiệu quả, nước dễ bị giữ lại gây sưng phù; điểm dễ tích tụ chất lỏng nhất là phần bàn chân và mắt cá chân. Nếu quan sát thấy mắt cá chân sưng to, bàn chân bị giữ nước và da căng bóng có thể là dấu hiệu cơ thể đang thiếu protein nghiêm trọng.
Các mô cơ được hình thành từ protein và khi cơ thể không có đủ chất này, cơ chế phá vỡ cơ bắp để giải phóng protein sẽ diễn ra. Kết quả là khối lượng cơ bắp suy giảm, các bắp thịt sẽ yếu đi và teo tóp lại.
Tế bào cơ thể cần protein để phục hồi và tái tạo nhanh chóng. Đối với những vết thương, các tế bào, mô và da mới cũng cần protein để nhanh lành… Nếu chỉ là vết thương nhỏ nhưng tốc độ lành da lâu hơn trước đây - là cảnh báo tình trạng thiếu protein cần bổ sung ngay.
Gan nhiễm mỡ là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của sự thiếu hụt protein; nếu không được điều trị, có thể gây ra các bệnh về gan như viêm gan, xơ gan và suy gan. Đây là tình trạng phổ biến ở những người uống nhiều rượu bia, người béo phì, thậm chí cả trẻ nhỏ.
Protein là dưỡng chất thiết yếu để xây dựng các tế bào bên trong cơ thể, từ các mô cho đến các nang lông gồm cả nang tóc… Nếu tóc ngày càng mỏng đi, lượng gãy rụng quá nhiều, khả năng cơ thể không đủ protein để cung cấp chất dinh dưỡng cho da đầu và nang tóc phát triển ổn định.
Nếu bạn thấy trằn trọc, khó ngủ đó có thể liên quan đến sự thiếu hụt protein. Protein từ thức ăn đưa vào cơ thể sẽ giúp xây dựng một loại axit amin kích thích cơn buồn ngủ... Điều đó có nghĩa phải bổ sung thêm thức ăn giàu chất đạm để có được giấc ngủ sâu hơn.