Dù đây có thể là những món ăn khoái khẩu của bạn thì cũng vẫn nên hạn chế và cẩn thận trong khâu chọn nguyên liệu, chế biến nhé.

Thịt cóc

images1520392_doc_3_5993_1461385916.jpg

Thịt cóc tốt cho người già, trẻ em suy dinh dưỡng, chậm lớn, còi xương. Tuy nhiên, gan và buồng trứng lại có thể gây ngộ độc do chứa bufotoxine, chất cực độc, có thể gây chết người trong thời gian rất ngắn. Những người bị ngộ độc gan và trứng cóc có thể có các biểu hiện như bị chướng bụng, đau bụng trên rốn, nôn mửa, tiêu chảy, hồi hộp, tim đập nhanh.

Nếu không được chữa trị kịp thời, nạn nhân có thể rơi vào tình trạng truỵ tim mạch, rối loạn cảm giác, chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, khó thở, ngừng thở, ngừng tim… Do đó, chuyên gia khuyến cáo tuyệt đối không ăn gan và trứng cóc. Ngoài ra, trong quá trình làm thịt, nếu để những bộ phận này vướng vào thịt cóc cũng rất nguy hiểm.

Sò huyết

Sò huyết là món hải sản siêu bổ dưỡng và có hương vị tuyệt hảo, thế nhưng trong sò huyết lại chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn.

Cá trắm

Thịt cá trắm ngon và bổ dưỡng, luôn là loài cá được nhiều bà nội trợ chọn mua chế biến cho bữa ăn gia đình. Thế nhưng, mật cá trắm rất độc bởi có chứa alcool gây xuất huyết, tổn thương nội tạng, đặc biệt là ống thận. Cá có trọng lượng càng lớn, chất độc càng cao.

Không chỉ cá trắm, các loại cá khác như cá chép, trôi, anh vũ đều có thể gây suy thận cấp, nhưng nặng nhất vẫn là mật cá trắm. Người uống phải mật cá trắm thường có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, phản ứng chậm, mắt vàng, tiểu ít.Vì vậy khi chế biến loại cá này, bạn cần cẩn trọng loại sạch hết mật để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình mình.

Sứa biển

Sứa biển là động vật không có xương sống, sống ở biển hay những nơi nước mặn. Các món gỏi hoặc nấu ăn bún từ sứa đều rất ngon. Tuy nhiên, ăn sứa vào mùa chúng sinh sản sẽ rất nguy hiểm bởi chúng thường tích lũy nhiều độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Sứa còn sống chứa nhiều độc tố, vô tình chạm phải sẽ gây dị ứng, rát, bỏng. Theo các chuyên gia y tế, độc tố của sứa biển khi xâm nhập vào cơ thể con người có thể gây đau đầu, tức ngực, tím tái, vã mồ hôi, khó thở, buồn nôn, nôn khan, đau bụng và tiêu chảy kéo dài, mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp… Để bảo đảm an toàn, phải chế biến sữa thật kỹ, ngâm sứa qua ba lần trong nước muối, phèn cho hết độc… rồi mới sử dụng.

Cá bống vân mây

Ở nước ta, cá bống vân mây tập trung nhiều ở các tỉnh ven biển miền Trung. Theo các nhà khoa học, trong cá bống vân mây có độc tố Tetrodotoxin, tương tự như độc tố của cá nóc. Đây là một trong các chất có độc tính mạnh gấp 275 lần so với Xyanua và gấp 50 lần so với mã tiền. Độc tố Tetrodotoxin không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Do đó, cho dù cá bống vân mây được nấu chín kỹ thì người ăn cá vẫn bị ngộ độc.

Cần phân biệt giữa cá bống vân hoa và loài cá bống mà chúng ta vẫn thường ăn để không bị ngộ độc.

Cá nóc

Nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật rất chú trọng đến việc hướng dẫn người dân cách chế biến loại cá này. Ngay khi đánh bắt, người sử dụng phải lột nội tạng của cá nóc ngay lập tức, khi ăn cũng tránh loại đã chết, ươn.

Sở dĩ trứng cá nóc rất độc là bởi trong đó có chứa tetrodotoxin (C11H17O8N3), chất độc thần kinh, rất độc, gây tử vong cao. Đặc biệt, tetrodotoxin tan trong nước, không bị nhiệt phá huỷ, nấu chín hay phơi khô, sấy, độc chất vẫn tồn tại.

Theo Ngoisao.net

TIN LIÊN QUAN