bna_a14049896_13122018.jpgThân nhiệt của trẻ thấp hơn người lớn, nhưng không đồng nghĩa với việc bé mặc càng nhiều quần áo càng tốt. Mặc quần áo quá nhiều sẽ khiến trẻ dễ bị cảm lạnh, viêm phổi do ra nhiều mồ hôi… Khi trời lạnh, mẹ nên chọn cho bé trang phục nhẹ, thấm mồ hôi, giữ nhiệt tốt; hạn chế mặc áo khoác bông dày nặng.
Tắm bằng nước quá nóng không giúp trẻ ấm hơn mà còn ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của con. Da bé mỏng hơn nên sự cảm nhận nhiệt độ “nhạy” hơn người lớn... Nhiệt độ thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33 - 36 độ C. Nên dùng cổ tay, khuỷu tay để thử độ ấm của nước; hoặc dùng nhiệt kế để pha nước tắm thích hợp cho trẻ.
Trẻ sơ sinh thường hay tè nhiều, nhất là vào mùa lạnh. Nhưng không nên mặc bỉm cho bé suốt cả ngày. Bởi việc mặc bỉm thường xuyên sẽ gây hại cho da của bé như viêm da, mẩn đỏ, nổi mụn,…và dễ dẫn đến tình trạng hăm tã.
Đóng kín cửa phòng, cửa nhà để giữ ấm khi trời lạnh là thói quen sai lầm nhiều gia đình mắc phải. Tuy nhiên, nếu đóng kín cửa trong phòng ngột ngạt, thiếu oxy sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi, tăng lượng vi khuẩn sinh sôi… Nhiệt độ phòng nên trong khoảng 26 - 29 độ C, luôn thông thoáng và tránh gió lùa.
Thường xuyên sử dụng các thiết bị sưởi ấm để giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh cũng không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Vì sử dụng thiết bị sưởi nhiều cơ thể có nguy cơ mất nước, khô da, khô mũi. Dẫn đến ảnh hưởng hệ hô hấp, khó thở ở trẻ em. Do đó, chỉ nên sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Giữ bé lâu ngày trong nhà chỉ làm con trở nên yếu hơn là bảo vệ con. Ra ngoài “hít thở khí trời” sẽ giúp bé thích nghi tốt với môi trường, cứng cáp và phòng tránh được nhiều loại bệnh như vàng da, thiếu vitamin D, còi xương,… Thời gian cho bé dạo chơi thích hợp nhất vào mùa đông là từ 9 -10 giờ sáng và 15 -17 giờ chiều.