1. Không công khai thông tin cá nhân
59396227_1242018.jpg
Để không bị pháp luật sờ gáy, người tổ chức thường không công khai thông tin cá nhân, hoặc sử dụng thông tin giả. Đây là một dấu hiệu dễ nhận biết. Nếu không có ý định lừa dối, sao lại phải cung cấp thông tin giả hoặc che giấu thông tin cá nhân?
2. Tránh tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng
Người tổ chức tránh tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng mà chỉ dùng phương thức trao đổi ẩn danh. Có thể họ có cung cấp thông tin cá nhân một cách chung chung, copy vài cái ảnh trên mạng, gán cho vài cái tên nhưng không liên kết đến các hiện diện trên mạng xã hội... và tránh sử dụng số điện thoại và địa chỉ cụ thể.
3. Lợi tức cố định
Không hề có chủ đầu tư hoặc thương nhân nào đó dự đoán trúng 100% thị trường, cho dù họ có chuyên nghiệp đến đâu. Do đó, hứa hẹn một khoản lợi tức cố định là dấu hiệu lừa đảo dễ nhận thấy nhất.
4. Sinh lời cao
Trông chờ một khoản sinh lời cao hơn nhiều so với lãi ngân hàng là điều không thực tế. Bên cạnh đó, mức lợi nhuận càng khủng, rủi ro đi kèm cũng sẽ càng cao.

5. Không công khai việc lưu thông trên thị trường với các nhà đầu tư

Người đầu tư hoàn toàn không biết tiền huy động dùng cho mục đích gì, việc kinh doanh như thế nào. Các nhóm đầu tư này thường lấy cớ không thể chia sẻ với nhà đầu tư vì sợ lọt đến tai đối thủ cạnh tranh để giữ kín phương pháp và kế hoạch kinh doanh.

Thường các công ty lừa đảo này sẽ đưa ra một website đơn giản, không đề cập tới sản phẩm cốt lõi, chỉ có các cấp bậc thành viên, số tiền đầu tư và đặc biệt là các khoản lãi hàng trăm, hàng nghìn phần trăm.

Các thành viên càng dụ được nhiều người tham gia thì tiền lãi thu về càng lớn.

6. Luôn kêu gọi người đầu tư tìm kiếm thêm nhiều nhà đầu tư khác

Nếu lợi nhuận là "siêu khủng" như vậy, tại sao công ty luôn cần nhiều vốn như vậy? Tại sao lại luôn cần nhiều nhà đầu tư hơn?

Đó là vấn đề mà nếu tỉnh táo, các nhà đầu tư sẽ thấy vô lý và gợi mở khả năng "chiêu dụ" người đầu tư khác để có tiền trả cho mình./.