1. Khi nước ngập sâu qua hút gió, bộ phận chịu ảnh hưởng nặng nề nhất chính là “trái tim” của xe - động cơ. Việc bổ động cơ không bao giờ được khuyến khích, chưa nói đến trường hợp bị vào nước.

Nếu khắc phục không triệt để, xi lanh còn “ngậm nước” thì hiện tượng thủy kích cũng vẫn có thể xảy ra, nhẹ cũng ảnh hưởng tới sự ổn định về lâu về dài. Tất nhiên, nếu phải thay toàn bộ cụm động cơ thì chi phí không hề rẻ.

26439032_14122018.jpg

2. Hệ thống điện là thành phần tiếp theo chịu ảnh hưởng nặng nề. Khi bị ngâm nước hệ thống điện có thể bị chập cháy, gỉ sét các mối nối hay ảnh hưởng tới tín hiệu, các nút hay bộ điều khiển những trang bị như đèn, hệ thống giải trí, ghế chỉnh điện, loa…

Thông thường, khi bị ngập hệ thống điện thì buộc phải thay thế hết các dây dẫn lẫn bộ phận quan trọng để tránh những trường hợp đáng tiếc như chập cháy sau này. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chưa thực sự triệt để.

3. Nội thất của ô tô cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau khi nước tràn vào xe. Nhất là với các dòng xe cao cấp, khu vực trung tâm là nơi bố trí rất nhiều hệ thống điều khiển điện tử... Các chi tiết mềm của xe như tấm lót, đệm ghế ngồi cũng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi nó hút và giữ nước rất mạnh.

Để khắc phục phải tháo rời toàn bộ sấy khô thật kỹ, tuy nhiên, độ bền sau đó sẽ không còn được như trước chưa kể nếu ngâm nước quá lâu thường phải thay mới.

4. Cánh cửa xe bị ngập nước sẽ ảnh hưởng đến hệ thống loa và dây dẫn. Hệ thống đèn chiếu sáng dù có hút sạch nước và sấy khô cũng vẫn nhiều khả năng bị chập cháy, hở, ăn mòn,... gây ra những lỗi vặt về sau.

5. Hệ thống khung sườn, hệ thống treo, truyền động hay cả túi khí của xe ngập nước sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Những tác động xấu do nước ngập thường sẽ ảnh hưởng từ từ tới các thành phần này, gây mất ổn định, hỏng hóc nhanh hơn theo thời gian.