1. Tay lái nặng
Người lái sẽ phải tốn nhiều sức lực và gây mỏi tay khi chạy đường dài nếu như tay lái xe ô tô quá nặng. Ngoài ra, việc đảm bảo an toàn trong di chuyển ở các góc cua, hay nhiều ngã rẽ cũng không còn được đảm bảo, nhất là vào những giờ cao điểm.
Khi có những dấu hiệu của nặng tay lái điều đầu tiên cần phải làm đó là kiểm tra mức dầu trợ lực lái và bơm trợ lực lái. Thường thì là do dầu trợ lực lái đang ở mức thấp hoặc bơm trợ lực lái đang gặp vấn đề có thể là mòn cánh bơm, hở ống dẫn dầu tới thước lái hay piston bơm bị xước, lúc này cần đến ngay các garage sửa chữa ô tô chuyên nghiệp để có được sự tư vấn chính xác nhất.
Khi độ rơ vành tay lái nhiều, lái xe cần đưa ô tô đến các trung tâm sửa chữa để điều chỉnh lại bạc lái. Nhân viên sửa chữa sẽ bổ sung thêm mỡ bôi trơn vào các khớp lái và thực hiện điều chỉnh lại bạc lái sao cho phù hợp.
Với trường hợp này, người lái đưa xe đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra lại xe. Lúc này xe có thể được bôi trơn lại hoặc gia công hay thay thế các khớp hỏng.
4. Chảy dầu ở thước lái
Khi đánh hết lái mà nghe thấy tiếng kêu "re re" có thể là do mức dầu trợ lực ở mức quá thấp, hay bơm trợ lực hoạt động kém hiệu quả.
Khi đánh lái xe nhẹ mà xuất hiện các tiếng kêu lục khục dưới gầm thì có thể là do bạc lái bị rơ hoặc bị mòn.
Khi đánh lái có tiếng kêu rít khó chịu có thể là do đai dẫn động bị trùng đối với các xe ô tô được trang bị đai dẫn động riêng biệt.
Nếu phát hiện những tiếng kêu lạ xuất phát từ hệ thống lái, hãy kiểm tra dầu trợ lực và bổ sung thêm nếu cần.