Sỏi thận là tình trạng lắng đọng, tích tụ của những hợp chất có trong nước tiểu, lâu ngày những cặn này kết tủa tạo thành sỏi cứng nằm trong thận. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó có một số thói quen xấu.
Dùng thuốc bừa bãi
Thuốc khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do vậy, ở hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
Một số thuốc có thể bị lắng đọng trực tiếp tại ống thận, kết hợp với các chất khoáng trong nước tiểu hình thành nên sỏi. Hoặc có thể gián tiếp ảnh hưởng đến chức năng lọc và bải tiết của thận. Từ đó cũng gián tiếp gây nên sỏi thận.
Trong đó phải kể đến kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin, aminoglycosid, thuốc điều trị loãng xương có nồng độ canxi cao, thuốc chữa động kinh...
Nhịn tiểu
Quá trình đào thải nước tiểu ở hệ thống đường tiết niệu không chỉ giúp đào thải lượng nước thải dư thừa trong cơ thể mà còn giúp loại bỏ các độc tố có hại trong cơ thể ra bên ngoài.
Nhịn tiểu sẽ làm cho các chất độc lắng cặn lại trong thận, bàng quang. Sau một thời gian dài tích tụ, các lắng cặn này sẽ hình thành nên sỏi thận, gây viêm cầu thận, suy thận và ảnh hưởng tới chức năng bài tiết của thận.
Lười uống nước
Các chuyên gia y tế cho rằng, uống ít nước sẽ khiến nước tiểu trở nên đậm đặc, đọng lại nên dễ hình thành nên sỏi thận và sỏi đường tiết niệu.
Khi uống đủ nước, lượng bài tiết nước tiểu sẽ tăng lên, giảm thấp nồng độ tinh thể trong nước tiểu, rửa đường niệu đạo, có lợi cho phòng chống sỏi thận và giúp sỏi bài tiết ra ngoài.
Ăn uống sai cách
Thói quen ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận, buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận.
Chế độ ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi sẽ lượng canxi dư thừa sẽ tích tụ thành sỏi.
Ăn nhiều chất dầu mỡ cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận bởi thức ăn giàu protit và chất béo sẽ tăng hàm lượng cholesterol trong dịch mật, hình thành sỏi.
Ngoài ra, thời tiết nóng hoặc tập thể dục thường xuyên với cường độ cao làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nước được bài tiết qua mồ hôi nhiều, bài tiết qua thận ít đi làm ước tiểu đặc hơn, dễ tạo sỏi.