1. Công bố những mặt hàng giảm giá ngay cửa ra vào
Các siêu thị thường công bố những mặt hàng giảm giá ngay cửa ra vào để dễ thu hút khách muốn mua sắm giá rẻ. Hơn nữa, những mặt hàng được giảm giá, kèm khuyến mại luôn bày ở những nơi dễ thấy và dễ lấy nhất... Khách hàng sẽ thuận mắt, tiện tay nhặt hàng cho vào giỏ dù không thực sự cần hoặc chưa sử dụng ngay.
2. Đặt mặt hàng ở ngang tầm mắt
Vì thế họ đều đặt những món đồ hấp dẫn, thiết yếu, giá cao 1 chút ở ngang tầm mắt để khuyến khích khách hàng mua.
3. Đơn giá luôn được ghi theo cách dễ bị nhầm lẫn
Chẳng hạn, 1 kg táo có giá 60.000 đồng, họ sẽ không ghi giá như vậy. Thay vào đó, họ sẽ treo giá 15.000 đồng cho 250 gram. Cách ghi này khiến người mua cảm thấy mức giá rẻ hơn.
4. Đắt khách nhờ con số 9
Theo các nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Chicago và MIT, việc ghi giá kết thúc bằng con số 9 đã giúp các siêu thị có thể bán đắt hàng hơn 24% so với các sản phẩm có giá niêm yết tròn chục đặt cạnh.
5. Trò chơi tương phản giá
Tuy nhiên, đôi khi sản phẩm có đặc điểm chất liệu, hình thức giống hệt nhau nhưng được dán 2 nhãn giá khác nhau - 1 chiếc cao và 1 chiếc rẻ hơn chút. Đương nhiên khách hàng sẽ lao vào mua sản phẩm có giá thấp hơn, có thể họ không quan tâm đến giá trị của sản phẩm mà sẽ vui khi mua được 1 món đồ có giá hời.
6. Quy luật 100
Đây là phương pháp được siêu thị áp dụng phổ biến. Quy luật như sau: Với các sản phẩm giá thấp sẽ để giảm giá khuyến mại dưới dạng % để kích thích khách hàng hơn. Ví như 1 chiếc áo phông giá100.000 đồng, nếu để giảm giá 30% sẽ ấn tượng hơn là giảm 27.000 đồng, trong khi bản chất không có gì khác biệt.
Với các sản phẩm giá cao sẽ giảm giá dưới dạng số tiền để gây ấn tượng hơn. Nếu chiếc bếp từ 10 triệu đồng, khi nói giảm giá 2 triệu sẽ thu hút hơn hẳn là giảm 20%, dù rõ ràng 2 cách giảm giá này là hoàn toàn tương đương nhau.
7. Những gian hàng nếm thử
Thường đây là mẹo để quảng cáo những sản phẩm mới còn xa lạ với công chúng
8. Nơi "đẹp" nhất là cuối lối đi
Khoảng không gian nằm phía cuối mỗi lối đi là nơi "đắc địa" nhất của siêu thị và thường các nhà cung ứng phải chi nhiều tiền hơn để có được không gian này, thường tại đây là những dãy bày thức uống các loại, thức ăn nhẹ đóng gói hay bia rượu...
Mục đích là để làm tăng "xung lực mua" của khách hàng.
9. Tạo lối đi dài hun hút
Mục đích là "câu" khách phải bỏ ra nhiều thời gian nhất có thể để chọn lựa, mà chọn lựa lâu chừng nào thì rất dễ mua "nhầm" những món hàng mà mình không cần dùng chừng ấy.
10. Thẻ giảm giá thực ra không mấy giá trị