(Baonghean.vn) - Phong trào trồng và nhân giống các loại cây dược liệu đang được nhiều hộ dân ở huyện Yên Thành tích cực tham gia, là một trong những hướng đi mới nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
2 năm lại nay, gia đình ông Hồ Phi Trực, xóm ngã Tư xã Công Thành đã đầu tư hàng chục triệu đồng để quy hoạch thêm 2 sào vườn đồng sau chuyển đổi thành mô hình trồng cây dược liệu hàng hóa. Trong khu vườn của lương y đã trồng nhiều loài cây dược liệu quý, nhằm mục đích chủ động nguồn nguyên liệu và giảm chi phí cho người bệnh. Khu vườn được đầu tư hệ thống tưới khoa học, vừa tiết kiệm nguồn nước, vừa tạo độ ẩm cho cây phát triển trong mùa khô hạn. Nhờ chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật, sau một năm cho thu hoạch gần 5 tạ sản phẩm khô, với giá thị trường 40 ngàn đồng/kg, thu về 20 triệu đồng. Lương y Nguyễn Văn Quát - Chủ tịch Hội đông y xã Hùng Thành, người có nhiều kinh nghiệm trồng cây dược liệu, cho biết: Ngoài khu vườn thuốc nam ở Trạm y tế xã với 60 loài cây dược liệu mẫu, vừa điều trị cho người bệnh, vừa nhân giống để nhân dân trồng trong vườn nhà, hiện nay 12 hội viên Hội đông y xã đã mở rộng diện tích vườn nhà, vườn đồi được khoảng 1 ha để trồng các cây Xạ Can, Thạch xương bồ, Khương hoạt nam, Kim ngân hoa, Trinh nữ hoàng cung, Bạch chỉ Nam và Cà độc dượcình quân mỗi năm thu hoạch trên 5 tấn sản phẩm đã qua sao chế. Các loài cây dược liệu được nhiều hộ dân ở xã Hùng Thành nhân giống trồng dưới tán cây vườn đồi. Vào thời điểm cuối thánh Bảy ( âm lịch) bà con xã Tiến Thành nhộn nhịp ra đồng thu hoạch cây Nhân trần dược liệu. Ông Nguyễn Hữu Đại - Chủ tịch UBND xã Tiến Thành khẳng định: cây Nhân Trần nay đã trở thành loài dược liệu truyền thống của địa phương, cùng với quy hoạch thành vùng sản xuất tập trung, xã đang tăng cường mối liên kết để mở rộng thị trường để tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Nấm Linh chi dược liệu được nông dân Yên Thành trồng thành công, đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Cây dược liệu Rẽ quạt hiện đang được trồng phổ biến ở nhiều khu vườn dược liệu trên địa bàn Yên Thành. Anh Nguyễn Văn Hiếu – Xóm Sơn Thành, xã Hùng Thành mỗi năm thu mua trên 10 tấn dược liệu cho người dân. Bạch chỉ nam – loại dược liệu thường có ở các khu rừng, được người dân nhân giống trồng ở vườn nhà, vườn đồi. Là huyện đồng bằng bán sơn địa, huyện Yên Thành hiện có trên 21 ngàn đất lâm nghiệp và diện tích rừng tự nhiên, là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại cây dược liệu. Ông Trần Thanh Sơn – Phó chủ tịch thường trực Hội đông y Yên Thành cho biết lượng dược liệu tự trồng và thu hái trên địa bàn hàng năm rất lớn, phong phú với nhiều loài cây có giá trị. Chỉ tính riêng 130 hội viên bình quân mỗi năm cũng trồng được trên 20 tấn dược liệu để phục vụ nhu cầu chữa bệnh cho nhân dân và bán ra thị trường. Thái Dương
Đài Yên Thành