Đây là các dấu chứng nhận, dùng bởi các cơ quan chính phủ và nhà điều hành để xác nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn, đồng thời cho thấy thiết bị được phép bán ở những quốc gia và vùng lãnh thổ nhất định. Người dùng có thể tìm thấy chúng trên gần như tất cả các thiết bị điện tử dân dụng.
Các dấu chứng nhận này có thể nhanh chóng biến mất. Vào 11/2014, Tổng thống Obama đã thông qua Đạo luật E-Label, cho phép Ủy ban Truyền thông Liên bang giấu các biểu tượng này vào trình đơn của hệ điều hành thay vì in vật lý lên thiết bị.
Dấu chấm than ở trong vòng tròn: Các nhà cung cấp và dịch vụ Wi-Fi tại các nước khác nhau đôi khi dùng các dải tần số khác nhau. Biểu tượng này cho biết dải tần mà thiết bị của CE dùng có thể không hợp pháp ở một vài quốc gia châu Âu.
CE: Là viết tắt của Conformité Européenne, chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn điện từ và an toàn của Liên minh châu Âu. Sản phẩm có biểu tượng này sẽ được phép bán ra ở hầu như toàn bộ châu Âu
FCC: Là chứng nhận bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang thuộc Hoa Kỳ. Đây là cơ quan quản lý mọi hoạt động truyền thông của Mỹ (như TV, cáp, radio…) .
UL: Viết tắt của Underwriters Laboratories, tổ chức kiểm định độ an toàn thiết bị điện tử và vật liệu. Sản phẩm với dấu hiệu này được cho phép bởi UL.
Vòng tròn với dấu check: Được gọi là Ctick, biểu tượng được dùng bởi Cơ quan truyền thông đa phương tiện Australia để chứng nhận sản phẩm đạt các tiêu chuẩn điện từ và cho phép bán tại Australia.
Thùng rác với dấu X: Biểu tượng dùng bởi Cơ quan Chất thải điện tử châu Âu nhằm cảnh báo sản phẩm có thể chứachất độc hại, và cần được tái chế đúng quy trình.
NOM: Chứng nhận sản phẩm đạt Tiêu chuẩn Chính thức của Mexico.
NYCE: Thường đi chung với dấu NOM, chứng nhận sản phẩm được thông qua Cơ quan kiểm định Tiêu chuẩn Điện tử Mexico, nơi quản lý an toàn của thiết bị điện tử, truyền thông và IT.
VCCI: Viết tắt cho Voluntary Control Council for Interference by Information Technology Equipment, cơ quan Nhật Bản quản lý tiêu chuẩn điện từ của sản phẩm.
Số bốn chữ số: Thường đặt cạnh dấu CE, con số này đưa ra danh sách các linh kiện đã được chứng nhận và kiểm định độc lập. Các công ty kiểm định đến từ nhiều quốc gia như Đức, Đan Mạch, Hy Lạp và Italy.
Theo ICTNews