1. Làm dấu Thánh giá
Dấu Thánh Giá nhìn nhận bạn là Kitô hữu, nói lên mối gắn bó của con chiên vào Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đến biểu lộ: Thiên Chúa Cha, Thiên Chúa Con và Chúa Thánh Thần tức là Thiên Chúa Ba Ngôi. Dấu Thánh Giá còn nhắc nhở ơn cứu độ được thể hiện nơi cây thập giá tức là nơi mà tình yêu của Thiên Chúa đạt đến tuyệt đối.
Dấu Thánh giá còn được làm ở cuối lễ như lời cầu chúc. Thiên Chúa tụ họp con chiên lại thì giờ đây Người phái ta đi nhân Danh Người làm nhân chứng những gì con chiên vừa sống qua. Người đồng hành cùng con chiên trên mọi nẻo đường.
Đấm ngực
Thời xa xưa, người ta dùng tay và có khi dùng cả hòn đá đấm vào ngực nói lên lòng hối hận. Ngực là chỗ thiết yếu của tim và hơi thở. Tim lại là trung tâm của tình cảm, nên khi đấm vào lồng tim có nghĩa là ta đau buồn vì những việc đã làm.
Từ ngữ "ăn năn" đến từ tiếng La tinh "contritus corde" có nghĩa là "dày nát con tim" hay làm "tan vỡ con tim". Vì vậy, đấm ngực là chúng ta thú nhận mình là người tội lỗi ao ước được Thiên Chúa tha thứ.
Làm ba dấu Thánh giá trước khi nghe Tin Mừng
Hành vi ghi ba dấu Thánh giá là một lời cầu nguyện, xin cho Lời Tin Mừng sắp nghe ở mãi trong trí, trên môi miệng và trong cõi lòng. Ý nghĩa lời nguyện như sau: "Xin cho Tin Mừng thấm tràn tri thức để con hiểu, vào miệng để con công bố và vào tim để con yêu mến".
Cúi đầu
Cử điệu cúi đầu tỏ dấu đưa cả toàn thân tham dự vào việc cầu nguyện. Những lúc nào nên cúi đầu:
- Khi làm dấu Thánh giá bắt đầu Thánh Lễ, cũng như lúc nhận phép lành cuối lễ.
- Khi đọc Kinh sám hối.
- Khi đọc Kinh Tinh Kính.