(Công văn số 637/TNMT-MT ngày 19/3/2012 của Sở Tài nguyên và Môi trường)


Để thực hiện tốt công tác quản lý môi trường và tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, từng bước giải quyết dứt điểm các điểm nóng về ô nhiễm, Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam; UBND các huyện, thành, thị tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Trong đó tậpu trung vào các nội dung sau:


1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo thẩm quyền, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường để có hướng xử lý, giải quyết dứt điểm. Lưu ý đến các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, như: Chăn nuôi gia súc tập trung, chế biến tinh bột sắn, bột giấy, khai thác khoáng sản vàng, chì, kẽm, cát sỏi lòng sông...; chế biến khoáng sản chì, kẽm, vàng, mangan, sắt, đá trắng,.... ; sản xuất bia, rượu,... Đồng thời tăng cường giám sát việc chấp hành các kết luận về các nội dung còn tồn tại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh;


2. Xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm theo quy định của pháp luật. Kiến nghị các cấp liên quan phối hợp, xử lý trong trường hợp cần thiết.


3. Hàng năm, căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, tổ chức rà soát, lập danh mục và đề xuất lộ trình xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn gửi về Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.


4. Nâng cao chất lượng thẩm định, cấp Giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường và giám sát việc thực hiện các nội dung của cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định và tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc sau khi cấp phép.


                                                                        Giám đốc Sở TN &MT

                                                                               Võ Duy Việt