(Baonghean.vn) – Trẻ em miền núi hiện vẫn giữ nhiều trò chơi dân gian truyền thống. Với trẻ em dân tộc Khơ mú, trò 'pê-lẹp-xằng' (chọi gụ) luôn khiến chúng thích thú.

Vào mỗi buổi chiều tại bản Na Bè, xã Xá Lượng (Tương Dương), nơi gần 100% hộ dân thuộc dân tộc Khơ mú, mọi người dễ dàng bắt gặp lũ trẻ hào hứng với trò chơi "pê-lẹp-xằng". Trò chơi này vẫn được người miền xuôi gọi là chọi gụ. . Ảnh: Đình Tuân
Gụ của trẻ em dân tộc Khơ mú không khác mấy so với trẻ em dân tộc Mông. Gụ có một đầu nhọn và phía trên bằng. Ảnh: Đình Tuân
Một đầu của chiếc dây được buộc vào tay cầm, còn lại dùng để quấn vào thân gụ. Ảnh: Đình Tuân
Cùng nhau tranh tài . Ảnh: Đình Tuân
Dù mới 6-7 tuổi nhưng các em chơi "pê-lẹp-xằng" rất thuần thục và điêu luyện. Luật chơi rất đơn giản, gụ của ai quay lâu hơn và đẩy được gụ của đối thủ ra khỏi mọt vòng tròn được vẽ trước đó sẽ thắng cuộc. Ảnh: Đình Tuân
Không chỉ có những em trai mà các em gái cũng tham gia trò chơi này. Ảnh: Đình Tuân
Những đứa trẻ vừa tham gia chơi, vừa là "khán giả" của bạn mình. Ảnh: Đình Tuân
"Pê-lẹp-xằng" thường được do các em tự tay đẽo từ loại cây gỗ nhỏ mà người dân bản địa gọi là "sừng hiềng". Ảnh: Đình Tuân
"Pê-lẹp-xằng" càng tròn, nhẵn và cân đối càng quay được lâu hơn. Ảnh: Đình Tuân
Trên vùng núi rừng trò chơi "pê-lẹp-xằng" giúp các em có thêm một niềm vui sau những giờ đến lớp. Ảnh: Đình Tuân

Xem trẻ em Khơ mú chơi "pê-lẹp-xằng":

Đình Tuân 

TIN LIÊN QUAN