(Baonghean.vn)- Huyện biên giới Kỳ Sơn với 193 bản làng thì có đến 108 bản làng vùng sâu, vùng xa hiện chưa được sử dụng nguồn điện lưới quốc gia. Do đó để có nguồn điện phục vụ sinh hoạt, người dân phải chủ động ngăn các khe suối nhỏ để làm thủy điện.

images1664683_2__17_.jpgViệc trước tiên trong công đoạn làm thủy điện, người dân phải khảo sát, tìm những nơi có thác ghềnh, dòng chảy mạnh. Có như vậy mới đủ mạnh để làm tua bin quay, phát điện.
Tiếp theo phải chọn gỗ tốt, chịu được nước để làm các bộ phận trong cổ máy phát. Trong đó gỗ săng lẻ được ưu tiên hàng đầu
Để làm ống đặt tuabin, người dân phải đục rỗng một khúc gỗ dài chừng 2m
Tiếp theo sau khi định vị được vị trí đặt tua bin, phải tiếp tục gia cố bằng đinh vít để có thể chống chọi với dòng nước lớn đổ về từ thượng nguồn
Công đoạn tiếp theo là lắp các tua bin vào "cổ máy".
Và kéo dây "đưa" điện về nhà
Tính ra, để hoàn thiện một cỗ máy phát điện mi ni, tốn kém nhất là tiền mua tua bin (tương đương 2-3 triệu đồng/cái), dây điện tùy thuộc vào quảng đường dài ngắn là người dân đã có điện dùng. Mặc dù nguồn điện mạnh yếu tùy thuộc vào công suất của tua bin, vào sức mạnh của dòng nước nhưng các công trình thủy điện mi ni do người dân tự tạo đã phần nào đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng sâu, xa, nơi nguồn điện quốc gia chưa tới.

                                                                                                    Lữ Phú

TIN LIÊN QUAN