Báo cáo cho thấy, Việt Nam nằm trong top 20 thị trường là nơi các nữ doanh nhân có được điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, là 1 trong 7 thị trường được đánh giá có mức độ bình đẳng giới cao trong các hoạt động khởi nghiệp.
Trong khi đó, khu vực Trung Đông và châu Phi, tiếp đến là châu Á, có ít sự hỗ trợ cho nữ doanh nhân nhất. Tuy nhiên, 6 trong số top 20 quốc gia có điểm MIWE cao nhất lại ở châu Á.
Một phần ba các quốc gia châu Á trong top 20 là các quốc gia có thu nhập cao, trong đó đó Đài Loan, Singapore và Hồng Kông. Những quốc gia này có nền giáo dục tốt hơn, nhiều tài sản tài chính hơn và nhìn chung, có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng doanh nghiệp hơn.
Thế nhưng, thu nhập chỉ là bề nổi của tảng băng. Mặc dù không phải là những quốc gia có thu nhập cao nhưng Thái Lan, Philippines và Việt Nam cũng có điểm số MIWE cao. Trong khi đó, những quốc gia thu nhập cao như Hàn Quốc (thứ 36) và Nhật Bản (thứ 46) lại không nằm trong danh sách top 20.
Ấn Độ là một thị trường lý tưởng để khởi nghiệp, tạo ra một tỷ lệ lớn các doanh nhân đổi mới sáng tạo, nhưng chỉ có 7 trên 100 chủ doanh nghiệp là nữ giới.
Báo cáo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cuối năm 2019 nhận định, doanh nghiệp do nữ giới làm chủ có kết quả kinh doanh không hề thua kém doanh nghiệp do nam giới làm chủ.
Thậm chí, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ có lãi trong năm 2019 còn nhích hơn đôi chút. Nhưng tỷ lệ nữ doanh nhân chọn tăng quy mô doanh nghiệp trong 2 năm tới chỉ là 45,2% so với 50,5% của đồng nghiệp nam. 46,6% doanh nhân nữ chọn giữ nguyên quy mô doanh nghiệp hiện tại so với 41% của doanh nghiệp do nam làm chủ.