anh_2496030_2072018.jpgTổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Getty
Đây là bình luận trước một báo cáo của Bộ Quốc phòng Nga về việc thử nghiệm gần đây nhất các loại vũ khí trong tương lai.


Việc thử nghiệm các loại vũ khí, mà Tổng thống Vladimir Putin đề cập tới lần đầu tiên trong bài phát biểu trước Quốc hội Nga hồi tháng 3 vừa qua, đã được thực hiện trên bộ, trên biển và trên không.

Chuyên gia này chia sẻ: “Mỹ sẽ buộc phải cân nhắc tình hình thực tế, khi mà chúng tôi đang phát triển hệ thống vũ khí mới. Trong khi tiến hành đối thoại, phía Washington sẽ phải lưu tâm tới thực tế này đang tồn tại”.

Ông Bystrisky nhận định: “Nếu các vũ khí này đi vào hoạt động, chúng sẽ thay đổi cấu trúc các mối đe dọa và tiềm lực quân sự, xét trong bối cảnh những gì đang xảy ra trên thế giới trên khía cạnh kiểm soát vũ khí”.

Ông nhắc lại vũ khí hạt nhân đã chứng tỏ là một công cụ quan trọng trong hệ thống răn đe hạt nhân.

Chuyên gia này nói: “Vũ khí hạt nhân giúp các cường quốc chung sống mà không xảy ra các cuộc chiến tranh quy mô lớn và với mức độ bạo lực vừa phải. Đúng là vũ khí hạt nhân làm mọi người sợ hãi song chúng giúp thế giới chung sống một cách có lý trí, và giúp phát triển số lượng lớn công nghệ”.

Ông Bystrisky cho biết thêm: “Sự tồn tại của các thành tố răn đe như các hệ thống vũ khí mới này có thể trở thành một nhân tố sống còn ảnh hưởng tới sự phát triển hòa bình và đem lại sự ổn định cho toàn thế giới”.

Tên lửa hành trình Burevestnik. Ảnh: AP
Trong khi đó, ông Konstantin Blokhin, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung Tâm Nghiên cứu các Vấn đề An ninh thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nhận định: “Khó để khẳng định liệu các vũ khí mới này gây ảnh hưởng tốt hay xấu tới mối quan hệ Nga-Mỹ”.

Theo ông, ý đồ chính đằng sau việc phô diễn các vũ khí mới của Nga là để hạn chế nguy cơ chạy đua vũ trang với Mỹ, cùng ngồi vào bàn đàm phán và bắt đầu thảo luận các vấn đề như hệ thống phòng thủ tên lửa hay ổn định chiến lược./.