Dù có hơn 2 tháng để tuyển chọn nhưng cho đến thời điểm này, nhiều đội bóng vẫn chưa thể tìm được lực lượng “lính đánh thuê” ưng ý. Ai cũng hiểu, vai trò của ngoại binh quan trọng thế nào nên nhiều HLV đang đứng ngồi không yên vì lo không thể sử dụng hoặc ký phải cầu thủ nước ngoài kém chất lượng.

Nhiều CLB V.League đứng ngồi không yên vì ngoại binh

Tưởng chừng như XSKT.CT trở thành “anh cả” của bóng đá miền Tây khi “tài chính không phải là vấn đề”. Nhưng sau 2 mùa giải tiêu tiền khá nhiều thì đến mùa thứ ba ở V.League, đội bóng Tây Đô phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng. Đó là lý do buộc họ phải thanh lý bộ đôi Patiyo - Oseni để tìm những ngoại binh rẻ hơn. 

Sau một thời gian cấp tốc tìm kiếm, HLV Vũ Quang Bảo đã giữ lại được một số ngoại binh, trong đó có 2 gương mặt kỳ cựu là Nsi và Henry, nhưng vẫn phải đang ở chế độ chờ bởi lãnh đạo CLB đang giải bài toán kinh phí. Cũng rơi vào tình cảnh chưa thể chốt ngoại binh còn có Sài Gòn FC, SLNA và CLB TP.HCM. Đây cũng là những đội đã thử việc rất nhiều cầu thủ ngoại, song vẫn chưa chọn được người như ý. 

Không rơi vào thế bị động khi chỉ tìm một ngoại binh để thay thế Uche khi biết chắc chân sút này sẽ xuôi bến FLC Thanh Hóa ngay sau V.League 2016, nhưng trải qua một quãng đường dài thử việc hàng chục cầu thủ, Sanna.KH cũng không thể “bói” ra được gương mặt đáng để trao niềm tin. HLV Võ Đình Tân đành phải chơi bài “cũ người mới ta”. 

Theo đó, Sanna.KH đã liên lạc với tiền đạo Diao vốn không được QNK Quảng Nam tái ký hợp đồng sau V.League 2016. Nếu không có gì thay đổi phút chót, đội bóng phố Biển sẽ ký hợp đồng với chân sút này trong tuần tới. Chơi cho QNK Quảng Nam từ lượt về của mùa bóng 2016, Diao ghi 8 bàn. 

Có một thực tế là các đội ở V.League rất phụ thuộc vào ngoại binh. Các HLV xây dựng chiến thuật cũng gần như dựa hẳn vào lực lượng cầu thủ ngoại này. Chẳng hạn, lối đá mà ông Vũ Quang Bảo xây dựng ở XSKT.CT là ưu tiên “dồn” bóng cho bộ đôi tiền đạo ngoại. Ở mùa giải vừa rồi, 2 chân sút ngoại đã đóng góp đến 20/37 pha lập công của đội bóng Tây Đô. 

Tại Sanna.KH, nhiệm vụ ghi bàn cũng được “khoán gọn” cho Uche. Ở V.League 2016, cầu thủ vừa đầu quân cho FLC Thanh Hóa này đã ghi gần một nửa (14/34 bàn) của đội bóng phố Biển. Không chỉ là những “cỗ máy ghi bàn”, khả năng lôi kéo, hút hậu vệ đối phương của các ngoại binh sẽ tạo ra khoảng trống và cơ hội cho dàn nội binh tỏa sáng.

Chính vì tầm quan trọng của ngoại binh nên các HLV đang khá lo lắng trước viễn cảnh không thể sử dụng hoặc ký phải “hàng ngoại chất lượng kém”. Những SLNA, Sài Gòn FC... đã thấm thía bài học “cầu thủ nước ngoài chuyên môn thấp”. Ở V.League 2016, Sài Gòn FC được đánh giá có lối chơi nhỏ nhuyễn khá đẹp mắt và bài bản, nhưng HLV Nguyễn Đức Thắng lại không có tiền đạo ngoại chất lượng cao khi 2 chân sút nước ngoài của họ ở mỗi giai đoạn đều có chuyên môn không tốt. 

Đó là lý do khiến Sài Gòn FC không có thành tích cao. Dù sở hữu nhiều tuyển thủ nhưng phong độ của SLNA ở V.League 2016 cũng bị chi phối rất lớn bởi ngoại binh. Khi Odat bùng nổ, SLNA chơi thăng hoa, nhưng khi chân sút này sa sút thì đội nhà cũng tuột dốc theo.

Ưu tiên chốt chặn trước cầu môn

Ngoại trừ Than.QN và HN.T&T sử dụng tiền vệ ngoại do được sử dụng 4 cầu thủ nước ngoài (1 cầu thủ châu Á), các đội còn lại tập trung lực lượng này cho các vị trí tiền đạo và trung vệ. So với vài mùa giải vừa qua, ở V.League 2017 có số đội sử dụng cầu thủ nước ngoài cho vị trí trung vệ nhiều hơn, chẳng hạn như SHB.ĐN, QNK Quảng Nam hay HAGL

Theo Bongdaplus

TIN LIÊN QUAN