Việt Nam là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai của Israel với giá trị giao dịch đạt 142 triệu USD trong năm 2017; tuy nhiên, xét riêng giai đoạn 5 năm 2013 - 2017 thì Việt Nam là khách hàng nhập khẩu vũ khí lớn thứ 3 của Nga, chiếm 10% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của nước này, đồng thời cũng là khách hàng lớn thứ 3 của Israel (chiếm 6,3%) và thứ 11 đối với Cộng hòa Séc (11%).
Riêng với Belarus thì trong thời kỳ 2013 - 2017, Việt Nam chính là khách hàng lớn nhất khi chiếm tới 26% tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của quốc gia Đông Âu này.
Theo báo cáo của SIPRI, một vài thương vụ đáng chú ý giữa Việt Nam và Belarus bao gồm cung cấp 20 linh kiện của bộ khí tài radar bắt máy bay tàng hình Vostok-E để chúng ta tự lắp ráp và cải tiến dưới tên gọi RV-01 và RV-02.
Ngoài ra Việt Nam còn nhận hỗ trợ công nghệ để tự tiến hành tại chỗ cũng như đi kèm thêm 3 tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung S-125 Pechora-2T để nâng cấp lên phiên bản S-125-2TM Pechora-2TM hiện đại.
Mặc dù đầu việc không nhiều nhưng do tổng kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Belarus chỉ chiếm 0,4% tổng sản lượng của thế giới cho nên Việt Nam vẫn là quốc gia đứng đầu danh sách, bên cạnh đó là Trung Quốc.
Trong tương lai, dự kiến Việt Nam và Belarus sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc phòng thông qua các dự án tiếp tục nâng cấp các tổ hợp Pechora cũ lên chuẩn Pechora 2TM hay thậm chí là tự hành hóa hệ thống phòng không tầm trung này lên chuẩn Alebarda.
Không chỉ dừng lại đây, Belarus còn được xem là đích đến của các máy bay chiến đấu Su-27 Flanker của Không quân Việt Nam sau quá trình đại tu, chúng có thể sẽ được nâng cấp giữa vòng đời lên chuẩn Su-27SKM hoặc Su-27UBM với hiệu suất vượt trội.
Nếu các hợp đồng trên đươc tiến hành, dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững ngôi vị quốc gia nhập khẩu vũ khí Belarus lớn nhất thế giới.