Bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thường đơn phương ra lệnh cấm đánh cá trên biển Đông với lý do để bảo tồn và phát triển nguồn cá đang vào mùa sinh sản. Theo lệnh cấm này, các cơ quan Hải giám Trung Quốc thường tiến hành tuần tra để xử phạt, bắt giữ các tàu thuyền đánh cá đã gây không ít phiền phức cho ngư dân các tỉnh miền Trung. Vì sao nước ta không thừa nhận và luôn phản đối lệnh cấm này?

Chúng ta đều biết, bảo tồn và phát triển nguồn cá bằng lệnh cấm đánh bắt là một trong những biện pháp đơn giản để thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Điều 61, Công ước quốc tế về Luật biển năm 1982 mà Việt Nam cũng như Trung Quốc đều là thành viên tham gia. Tuy nhiên, ở góc độ sinh học, các loài cá có giá trị kinh tế chưa chắc có thời gian sinh sản trùng với thời điểm trên.


Mặt khác, lý do chính mà nước ta không thừa nhận lệnh cấm này là vì nó thiếu cơ sở pháp lý và vi phạm đến vùng đặc quyền kinh tế của nước ta. Theo lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc đưa ra, ranh giới phía Nam và phía Đông khu vực áp dụng, đó là từ vĩ độ 120bắc trở lên phía Bắc và từ kinh độ 1130 kinh đông trở sang phía Tây.

Với phạm vi như trên, lệnh cấm đánh cá bao trùm không chỉ lên khu vực đang tồn tại tranh chấp giữa nước ta và Trung Quốc mà còn lên cả vùng biển hoàn toàn thuộc Việt Nam vì khu vực mà Trung Quốc áp dụng lệnh cấm đánh cả không chỉ liên quan đến Hoàng Sa, một quần đảo ngư trường truyền thống đã gắn bó máu thịt với ngư dân Việt Nam, nhất là ngư dân các tỉnh Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã bị Trung Quốc chiếm giữ toàn bộ từ năm 1974. Trong gần 40 năm qua, Việt Nam chưa bao giờ ngừng khẳng định chủ quyền đối với quần đảo này vốn đã được ghi nhận rõ ràng trong sử sách.


Hơn nữa, theo quy định tạiĐiều 56 và Điều 57 của Công ước Luật biển, quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với việc thăm dò và khai thác tài nguyên, bao gồm cả hải sản, trong vùng đặc quyền kinh tế tối đa là 200 hải lý. Quy định vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý dẫn đến thực tế ở những nơi bờ biển của2 quốc gia cách nhau chưa đến 400 hải lý thì vùng đặc quyền kinh tế sẽ chồng lẫn lên nhau, cần phải được phân định. Do chưa có một đường danh giới rõ ràng giữa 2 quốc gia phía ngoài Vịnh Bắc bộ nên việc các ngư dân tham gia đánh bắt trên ngư trường phía Nam Vịnh Bắc bộ nên ngư dân thường bị các tàu Hải giám của Trung Quốc cản trở, gây khó dễ.


Tuy vậy, với lợi thế là một vùng biển thuộc quyền chủ quyền nước ta và việc đưa ra lệnh cấm bắt cá là đơn phương nên ngư dân nước ta vẫn ra khơi đánh bắt bình thường và không có trách nhiệm chấp hành. Về phía Nhà nước, cùng với phản đối và không thừa nhận lệnh cấm đánh cá trên, trên cơ sở luật pháp quốc tế, các cơ quan chức năng nước ta đang kiên trì đề nghị nước bạn để phân định ranh giới, làm cơ sở bảo vệ quyền khai thác, đánh bắt cho ngư dân trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của mình.


(còn nữa)


Phòng Bạn đọc