Nút tạm dừng đã được nhấn trên bán đảo Triều Tiên cách đây 64 năm. Nhưng di sản của sự tàn phá vẫn hiện diện.
"Chúng tôi tới đó thực hiện một cuộc chiến, và rốt cuộc đốt rụi mọi thị trấn ở Triều Tiên, bằng cách này hay cách khác, cả một số nơi ở Hàn Quốc nữa", CNN dẫn lời cựu Tư lệnh Không lực Mỹ Curtis LeMay nói năm 1988 trong một cuộc phỏng vấn.
Theo các số liệu của Không lực Mỹ, khi lệnh ngừng bắn được ký ngày 27/7/1953, Triều Tiên - với dân số 9,6 triệu người – đã hứng chịu thương vong 1,3 triệu người gồm cả quân và dân. Phía Hàn Quốc thương vong 3 triệu dân thường và 225.000 quân nhân trong tổng dân khoảng 20,2 triệu vào năm 1950.
Tướng Mỹ Douglas MacArthur đã phát biểu tại một buổi điều trần ở Quốc hội năm 1951 rằng, ông chưa từng chứng kiến một sự tàn phá khủng khiếp như vậy.
Chiến tranh Triều Tiên nổ ra khi Thế chiến 2 mới kết thúc được 5 năm. Hơn 33.000 người Mỹ đã thiệt mạng và 600.000 người từ phía quân đội Trung Quốc hoặc chết hoặc mất tích. Sau cuộc chiến đó, người Mỹ và người Trung Quốc được trở về nhà, còn người Triều Tiên vẫn tiếp tục sống ở giữa đống đổ nát - với cơ sở hạ tầng bị phá hủy hoàn toàn, các thị trấn và thành phố tan hoang.
Và hậu quả cuộc chiến đã trở thành nhân tố chính trong hoạt động tuyên truyền của Bình Nhưỡng. Cuộc xung đột đó đã chứng kiến chiến dịch trên không quy mô lớn đầu tiên mà Không lực Mỹ thực hiện.
Theo sử gia Charles Armstrong, các máy bay Mỹ đã thả khoảng 635.000 tấn thiết bị nổ xuống Triều Tiên, trong đó có 32.00 tấn napalm. "Trong tuyên truyền (ở Triều Tiên), chiến dịch ném bom bị coi là tội lỗi căn nguyên của Mỹ và chắc chắn nó rất dã man", Robert E. Kelly, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Pusan, Hàn Quốc, nói.
Ngày 25/6 bắt đầu cuộc chiến Triều Tiên được gọi là "ngày đấu tranh chống đế quốc Mỹ".
Hiến pháp Triều Tiên quy định "quốc phòng là nhiệm vụ tối cao và là vinh dự của các công dân", và đất nước vận hành theo chính sách quân sự trước hết, đưa các lực lượng vũ trang lên vị trí số một. Triều Tiên cũng dành một phần lớn ngân sách cho hoạt động quốc phòng.
Theo VNN